Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Psychologist chứng minh rằng chế độ ăn kiêng ngắn hạn trên thực tế không giúp bạn cải thiện cân nặng và sức khỏe. Đặc biệt hơn, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng nếu thực hiện chế độ ăn kiêng ở những người đang khỏe mạnh còn có thể gây hại cho cơ thể.
Không cần phải ăn kiêng nhưng vẫn giữ được một cơ thể khỏe mạnh, dưới đây là 10 cách thay đổi thói quen ăn uống mà bạn nên “bỏ túi” riêng mình:
1. Ăn chậm và nhai kỹ
Theo nghiên cứu, những người ăn nhanh có xu hướng tăng cân hơn những người ăn chậm. Ăn chậm và nhai kỹ sẽ khiến bạn cảm thấy no lâu, ngay cả khi bạn ăn ít hơn so với thông thường. Để tập thói quen ăn chậm, bạn có thể bắt đầu bằng cách đếm số lần nhai với mỗi lần cắn và tăng dần số đếm nếu bạn cảm thấy mình nhai không đủ.
2. Uống nước thường xuyên
Nước đóng vai trò chủ chốt để có được một cơ thể khỏe mạnh. Uống nước trước bữa ăn cũng giúp bạn giảm cân bởi sẽ khiến bạn cảm thấy no và do đó bạn sẽ giảm lượng calo tiêu thụ vào cơ thể.
Một nghiên cứu cho thấy những người uống nửa lít nước trước bữa ăn 30 phút sẽ ăn ít hơn so với những người không uống. Nghiên cứu kéo dài trong khoảng 12 tuần đã kết luận rằng những người uống nước trước bữa ăn đã giảm 44% cân nặng so với những người không uống.
3. Đặt món ăn không lành mạnh trên đĩa màu đỏ
Điều này có vẻ kỳ lạ nhưng một thí nghiệm chứng minh rằng mọi người có xu hướng uống ít nước hơn từ cốc màu đỏ, ăn ít hơn trên đĩa màu đỏ so với cùng loại đồ uống và thức ăn nhưng đựợc đặt trên cốc và đĩa màu xanh. Một lý do có thể giải thích cho điều này đó là màu đỏ thường được coi là tín hiệu của vệc dừng hoạt động.
4. Tránh đồ uống có đường
Những thực phẩm chứa nhiều đường là thủ phạm lớn nhất của một số vấn đề liên quan đến sức khỏe từ bệnh tiểu đường, béo phì cho đến các bệnh tim mạch. Chỉ uống một lon soda – chứa khoảng 52g đường – sẽ khiến bạn vượt quá giới hạn lượng đường được khuyến nghị sử dụng trong một ngày (37,5g đối với nam và 25g đối với nữ). Thay vào đó, hãy uống đồ uống có lợi cho sức khỏe như trà xanh, cà phê hoặc nước ép trái cây tươi.
5. Tập trung vào bữa ăn
Bữa ăn mà không bị phân tâm bởi việc xem TV hoặc chơi game sẽ khiến bạn ăn ít hơn và tiêu thụ ít calo hơn. Bạn cũng sẽ có ý thức ăn nhiều thực phẩm lành mạnh hơn khi không bị phân tâm bởi môi trường xung quanh. Một đánh giá của 24 nghiên cứu đã kết luận rằng những người bị phân tâm trong bữa ăn đã ăn thêm khoảng 10% lượng thức ăn so với dự kiến.
6. Ăn 2 quả trứng mỗi ngày
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Béo phì cho thấy, nếu bữa sáng bạn kết hợp chế độ ăn ít calo cùng với hai quả trứng, nó có thể tăng khả năng giảm cân so với việc gặm những lát bánh mì. Lý do là bởi vì hàm lượng protein cao trong trứng giúp bạn cảm thấy no trong thời gian dài.
7. Ăn sáng mỗi ngày
Nếu chẳng may dậy muộn, chúng ta thường có xu hướng bỏ qua bữa sáng hoặc ăn qua loa. Thói quen này mang lại rất nhiều tác hại cho sức khỏe tổng thể của chúng ta. Ăn sáng không chỉ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng dồi dào để bắt đầu ngày mới mà còn giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, tăng cân và các bệnh liên quan đến tim mạch. Trên thực tế, hơn 75% người đã giảm ít nhất 12kg khi ăn sáng hàng ngày.
8. Nhai kẹo cao su hương bạc hà nếu bạn đói
Nhai kẹo cao su có hương vị bạc hà không đường có thể giúp bạn tránh khỏi cơn đói. Hương vị bạc hà làm giảm vị giác và cơn thèm ăn. Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Rhode Island cho thấy những người nhai kẹo cao su tiêu thụ ít calo hơn vào bữa trưa nhưng không bù lại bằng việc ăn nhiều hơn vào cuối ngày.
9. Ăn ở nơi có ánh sáng tốt
Ăn uống ở những nơi có ánh sáng tốt giúp mọi người lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn. Theo nghiên cứu được thực hiện từ nhiều trường đại học Mỹ, những người có bữa ăn ở những nơi đầy đủ ánh sáng sẽ tiêu thụ ít hơn 39% lượng calo so với những người ăn ở những nơi thiếu ánh sáng.
10. Ăn tối thiểu 3 lần một ngày
Thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, bạn nên ăn 6 bữa nhỏ. Chia nhỏ bữa ăn sẽ rút ngắn khoảng cách giữa các bữa ăn truyền thống – bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Một thực tế đã được chứng minh rằng bạn càng chờ đợi để đến bữa ăn, bạn càng có xu hướng ăn nhiều.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Amy Jamieson-Petonic, sau khoảng 3 giờ cơ thể không tiêu thụ thức ăn, lượng đường trong máu bắt đầu giảm. Sau 4 giờ, cơ thể đã tiêu hóa bất cứ thứ gì bạn nạp vào trước đó. Khi bạn đã vượt qua mốc 5 giờ, lượng đường trong máu bắt đầu giảm mạnh và cơ thể lấy bất cứ thứ gì đang dự trữ để tiếp nhiên liệu.