“12 quy luật cuộc đời” của Giáo sư Jordan B. Peterson sẽ mang đến cho bạn một quan niệm mới mẻ: rằng nếu không có những luật lệ thì không phải ai khác, bạn sẽ là nô lệ cho chính sự u mê của mình – và không gì có thể giải thoát chúng ta ra khỏi được điều đó.
Con người cần có những quy luật và trật tự, nếu không muốn bị cuốn vào vòng xoáy hỗn loạn
Lẽ nào cuộc sống chưa đủ phức tạp, chưa đủ gò bó sao? Mà tại sao còn cần đến không chỉ một mà nhiều quy luật đến như vậy? Thực tế thì con người không dễ dàng gì chịu đựng được những phán xét bởi quy luật của kẻ khác. Chúng ta làm sao có thể mong đợi vài quy luật hay ho nào đó có thể hữu ích cho tất cả mọi người?
Con người không kêu la đòi hỏi các quy luật, ngay cả trong Kinh Thánh, khi Moses xuống núi sau một khoảng thời gian dài biệt tăm và mang theo những phiến đá khắc Mười Điều răn của Chúa, ông đã thấy Con dân Israel vẫn đang tiệc tùng ồn ào. Họ từng là nô lệ của Pha-ra-ông xứ Ai Cập và phải cam chịu những luật lệ bạo ngược hằng 400 năm. Sau đó, Moses lại dẫn họ đến vùng sa mạc hoang vu khắc nghiệt trong 40 năm nữa, để gột sạch họ khỏi xiềng xích nô lệ. Để rồi giờ đây, khi rốt cuộc có được tự do, họ lại buông thả, mất hết kiểm soát để nhảy nhót rồ dại quanh một tượng thần, một con bê bằng vàng, biểu trưng cho mọi lối tha hóa vì vật chất.
Câu chuyện Do Thái cổ giúp chúng ta hiểu rõ người xưa cảm thấy thế nào về những viễn cảnh đối với hành vi văn minh khi thiếu đi các quy luật, vốn nhằm nâng tầm quan điểm và nâng cao những chuẩn mực của chúng ta. Vậy thì vẫn nên có những quy luật. Vì thế Jordan Peterson đã viết nên cuốn sách 12 quy luật cuộc đời (12 rules for life). Không chỉ đề xuất 12 quy luật, mà ông còn kể những câu chuyện hàm chứa vốn kiến thức của ông trên nhiều lĩnh vực giúp độc giả có một góc nhìn hoàn toàn khác về những quy luật.
Theo như chia sẻ của Giáo sư Jordan Peterson thì ông mất kha khá thời gian để thống nhất được cái tên “12 quyluật cuộc đời: Thần dược cho đời người hỗn loạn“. Tại sao cái tên này lại nổi bật hơn tất cả những cái tên khác? Trước nhất là vì nó rất đơn giản. Nó chỉ rõ rằng được con người cần quy luật và trật tự, nếu không họ sẽ bị cuốn vào vòng xoáy hỗn loạn. Chúng ta yêu cầu phải có quy luật, tiêu chuẩn và giá trị – dù cho bản thân hay cả nhóm.
Không chỉ đơn thuần là viết ra hàng loạt quy tắc cho người khác nghe theo, “12 quy luật cuộc đời” còn gửi gắm nhiều hơn thế, rằng: Nếukhông có sự quản thúc và cứ để mặc bản thân nương theo nhữngphán xét ngây ngô, chúng ta sẽ sớm nhắm đến những mục tiêu hènmọn và tôn sùng những phẩm chất thua kém mình. Có lẽ Peterson đã đánh trúng điểm cân bằng giữa những điều quen thuộc và xa lạ khi lập ra các quy luật, có thể mọi người bị thu hút bởi cấu trúc mà các quy luật đang ngụ ý, hoặc có lẽ họ chỉ đơn giản là thích những danh sách mà Jordan Peterson đã lập ra. Vì thế tác phẩm được xuất bản vào đầu tháng 01 năm 2018 tại Anh và Canada và ngay lập tức nằm trong Top một trong những cuốn sách bán chạy nhất năm 2018 ở Mỹ, Anh và Canada.
Nếu sống đúng đắn, chúng ta sẽ chấpnhận được gánh nặng từ sự tự giác của mình
“12 quy luật cuộc đời” cung cấp 12 lời khuyên về cuộc sống thông qua các giai thoại cá nhân, câu chuyện thần thoại, tôn giáo, tâm lý học và các nguyên tắc đạo đức trừu tượng. Bằng cách lấy ví dụ minh họa từ những câu chuyện trong Kinh Thánh, Jordan Peterson đã tài tính biến tác phẩm của mình không đơn giản là liệt kê các quy luật, như cách các luật sư, nhà lập pháp hay các nhà quản lý sẽ làm; mà nó lồng ghép chúng trong một câu chuyện đầy kịch tính, minh họa vì sao chúng ta cần đến chúng, từ đó khiến chúng dễ hiểu hơn.
Chúng ta là những sinh vật thồ hàng, mang trên mình những gánh nặng. Chúng ta phải mang vật nặng để biện minh cho sự tồn tại khốn khổ của mình. Chúng ta đòi hỏi lệ thường và truyền thống. Và đó chính là trật tự. Trật tự cũng có thể vượt quá giới hạn và điều này thì không hề tốt, nhưng hỗn loạn cũng có thể kéo ta xuống bùn lầy – và điều đó cũng không khả quan. Chúng ta cần vững bước chân trên một con đường mòn thẳng và hẹp.
Mỗi quy luật trong số 12 quy luật của quyển sách này – cùng các bài viết đi kèm với chúng – sẽ cung cấp một chỉ dẫn để đạt được nó. “Nơi ấy” chính là ranh giới thiêng liêng giữa trật tự và hỗn loạn. Đó là nơi đồng thời có sự ổn định, khám phá, biến đổi, khắc phục và hợp tác vừa đủ. Đó là nơi chúng ta tìm thấy ý nghĩa chứng minh cho cuộc sống và những khổ đau không thể tránh khỏi của nó. Có lẽ nếu sống đúng đắn, chúng ta sẽ chấp nhận được gánh nặng từ sự tự giác của mình. Có lẽ nếu sống đúng đắn, chúng ta sẽ giữ vững được hiểu biết về sự mong manh và tầm thường của con người, mà không cần phải đóng vai nạn nhân phiền muộn; để rồi sinh ra trước hết là sự oán hận, rồi đến ghen tuông, và sau đó nung nấu khát vọng trả thù và hủy diệt. Có lẽ nếu sống đúng đắn, chúng ta sẽ không phải quay sang nhờ cậy trạng thái chắc chắn của chế độ chuyên chế để bảo vệ bản thân khỏi những hiểu biết về sự bất toàn và vô tri. Có thể chúng ta sẽ tránh được những lối mòn dẫn thẳng xuống Địa Ngục – và chúng ta đã từng chứng kiến Địa Ngục thực sự trông như thế nào trong suốt thế kỷ XX kinh hoàng.
Có thể nói, 12 quy luật cuộc đời là một tác phẩm nổi tiếng nhất của Jordan Peterson cho đến thời điểm hiện tại. Những quy luật của ông đề cập trong cuốn sách đã khai mở nguồn cảm hứng, giúp hàng ngàn thanh niên trên thế giới thức tỉnh giữa sự hỗn loạn của cuộc đời. Bằng vốn hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về mảng khoa học hành vi, 12 quy luật cuộc đời giải thích được tại sao các quy luật tốt nhất lại không tuyệt đối hạn chế ta, mà thay vào đó sẽ thúc đẩy các mục tiêu của chúng ta, cũng như mang đến một cuộc sống tự do hơn, trọn vẹn hơn.
“Tôi hy vọng những quy luật và các bài viết kèm với chúng sẽgiúp mọi người hiểu được điều họ đã thông suốt: Rằng linh hồn củamột cá nhân mãi luôn khao khát chủ nghĩa anh hùng và Hữu thểchân chính, và rằng sự tự nguyện gánh vác trách nhiệm cũng giốnghệt như quyết định sống một cuộc đời ý nghĩa.Nếu mỗi người chúng ta sống đúng đắn, thì chúng ta sẽ lớnmạnh cùng nhau.Xin dành tặng mọi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả các bạn,những người đã đọc đến hết trang này.” – Giáo sư Jordan B. Peterson chia sẻ về cuốn sách.