Trong cuộc sống có rất nhiều thói quen bạn nghĩ là bình thường nhưng thực tế, nếu làm thường xuyên, bạn rất dễ trở thành người EQ thấp trong mắt người khác.
1. Người EQ thấp khi nói chuyện thích nhả từng câu, từng câu một. Nói chuyện kiểu này thực tế rất tốn thời gian của người khác, tốt nhất là bạn nên sắp xếp trước các ý mình muốn nói và diễn đạt rõ ràng, nhanh gọn. Đừng ấp úng quá nhiều, cũng đừng nghĩ gì nói nấy mà nên uốn lưỡi 7 lần trước khi nói.
2. Người có trí tuệ cảm xúc thấp thường tự cho rằng mình rất lịch sự khi luôn hỏi “Có đó không?” trước khi nói chuyện với người khác và đợi khi đối phương trả lời rồi mới nói tiếp. Tuy nhiên, đây thực tế là cách giao tiếp khá phiền. Nếu bạn không giải thích chính xác những gì bạn định nói hoặc định làm, người kia sẽ không thể chắc chắn được liệu họ có nên đưa ra câu trả lời “Tôi đây” hay không. Do đó, nên nêu trực tiếp mục đích của bạn sau khi hỏi “Có đó không?”/ “Hey”/ “Alo”/ “ABCXYZ ơi”…
3. Người EQ thấp luôn thích dùng giọng điệu khẳng định khi nói, đặc biệt là cụm “Chắc chắn bạn…”. Người thông minh sẽ không đánh giá người khác dựa theo tiêu chuẩn của bản thân. Vì vậy, nếu bạn có thói quen ăn nói như vậy thì hãy nhanh chóng thay đổi, nếu không rất dễ gây phản cảm với người đối diện.
4. Những người thích spam inbox mà có EQ cao đều biết nếu bạn đã nhắn rất nhiều nhưng đối phương không trả lời, vậy thì hoặc là họ đang bận, hoặc là họ từ chối trả lời vấn đề của bạn. Vì vậy, chỉ người EQ thấp mới thích spam tin nhắn đến khi nhận được câu trả lời mới thôi. Nếu ai đó muốn nói chuyện với bạn, bạn chỉ cần nhắn một lần là đủ.
5. Người EQ thấp thường mắc những lỗi tưởng chừng rất nhỏ như chẳng buồn xác nhận lại địa chỉ của người khác trước khi ship đồ cho người ta. Đành rằng có thể người đó không chuyển nhà, không đi công tác nhưng nếu chẳng may người ta có việc đột xuất hay có kỳ nghỉ, không ở gần nhà thì sao? Lời khuyên là nên hỏi han trước, điều này vừa thể hiện sự chu đáo của bạn vừa tránh những rắc rối không cần thiết.
6. Người EQ thấp nhận được quà hay đồ từ người khác có khi chẳng nói lời nào. Việc này hoàn toàn không nên. Nếu bận, bạn cũng nên nhắn tin/ gọi điện hoặc gặp mặt trực tiếp để cảm ơn người đó sau. Bằng không, việc bạn nhận được cũng coi như chưa nhận được vậy, sẽ khiến người tặng rất tủi thân.
7. Chỉ cần gặp chuyện không vui, không hài lòng là lập tức block người khác – đây chính là một biểu hiện của EQ thấp. Hành động này thoạt nhìn thì rất ngầu nhưng nếu bạn và đối phương vẫn còn cần giao tiếp, vẫn làm chung thì sẽ rất khó xử. Cùng lắm thì bơ tin nhắn của người ta một thời gian chứ đừng nên cắt đứt liên lạc hoàn toàn.
8. Chỉ người có trí tuệ cảm xúc thấp mới thường xuyên nhờ vả hoặc vay mượn tiền. Mỗi người nên có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Không ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ bạn. Vì vậy, đừng bao giờ đánh giá quá cao mối quan hệ của bạn với bất kỳ ai. Khi gặp vấn đề, hãy tự mình tìm cách giải quyết, đừng nảy sinh tính ỷ lại, không ai nợ bạn cả.
9. Người EQ cao và EQ thấp khác nhau ở chỗ người đầu tiên sẽ không bao giờ chọn cách đăng mọi thứ lên MXH. Trong khi người EQ cao chọn cách im lặng hoặc giải quyết vấn đề một cách hòa bình thì người EQ thấp chỉ cần gặp điều gì không vừa ý là lập tức đăng lên Facebook/ Instagram. Có nhiều cách để giải tỏa cảm xúc, không nhất thiết phải làm phiền đến bạn bè trong danh sách của bạn.
10. Khi gặp sự cố bất kỳ, người EQ thấp sẽ đi hỏi ngay mà chẳng cần kiểm tra xem rốt cuộc vấn đề xảy ra ở đâu. Trên thực tế, nếu có hướng dẫn sử dụng thì bạn nên đọc nó trước, nếu có thể tự giải quyết vấn đề thì nên thử trước. Hãy chắc chắn rằng vấn đề không xuất phát từ cá nhân bạn trước khi đặt câu hỏi hay yêu cầu trợ giúp, vì nếu như sau đó phát hiện ra mọi thứ chỉ do hiểu lầm của bạn thì sẽ rất xấu hổ.
11. Người EQ thấp hay bộp chộp, “cầm đèn chạy trước ô tô” ngay cả trong việc lướt mạng. Khi xem video hay bài đăng nào trên mạng, trước khi đọc hết, hiểu hết vấn đề thì đừng vội bình luận linh tinh. Tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân. Nếu bạn không hiểu ý của đối phương thì tốt nhất đừng nói, sẽ chẳng hay chút nào nếu bạn giả vờ hiểu hoặc hiểu sai ý người khác nhưng vẫn cố thể hiện rằng mình hiểu biết.
12. Cách gọi điện video cho người khác cũng thể hiện EQ của một người. Người EQ thấp thường không để ý quá nhiều, họ muốn gọi là gọi là không hỏi người đó xem họ có tiện nghe máy hay không, hoặc giả dụ họ đang “tiện” thì liệu việc bạn gọi có khiến họ thấy bất tiện hay không. Nghĩ đến người khác trước khi làm bất cứ việc gì cũng là một biểu hiện của sự tu dưỡng cá nhân.
13. Giao tiếp với người khác cũng cần để ý thời gian, nếu không làm được thì bạn rất dễ bị gán mác EQ thấp. Đừng muốn nói lúc nào thì nói lúc ấy, đừng cho rằng mình và một người rất thân thiết nên nửa đêm vẫn có thể làm phiền họ.
14. Khi gọi điện hỏi đối phương có tiện nghe máy không, khi vay tiền cũng hỏi đối phương có đang “rủng rinh” không, đây cũng là biểu hiện của sự đồng cảm và EQ cao. Đừng nghĩ rằng bạn có thời gian, bạn có tiền là người khác cũng vậy, điều đó chỉ khiến bạn trở thành người có EQ thấp trong mắt người khác. Việc đặt mình vào vị trí của đối phương để suy xét vấn đề sẽ khiến bạn được yêu mến hơn.
15. Người EQ thấp nhận được tin nhắn nhưng không kịp trả lời thường sẽ bơ luôn. Người EQ cao thì khác, cho dù thực sự bận thì họ cũng sẽ rút thời gian để nói một câu, tránh cho người khác phải chờ mình quá lâu. Hoặc không, đến cuối ngày, họ sẽ xem lại tất cả tin nhắn và giải đáp các vấn đề từ từ cũng như không quên giải thích lý do mình không trả lời ngay. Việc quên trả lời rồi bơ luôn không chỉ khiến người khác cảm thấy bạn thiếu tin cậy mà trong tương lai, họ cũng sẽ mất đi hứng thú tìm đến bạn nếu có gì muốn chia sẻ hoặc có vấn đề cần thông báo.