GDP của Trung Quốc sẽ tăng hơn gấp đôi so với ngày nay, giúp cường quốc kinh tế của châu Á gần bắt kịp với Mỹ.
Theo Bloomberg, hãy sẵn sàng cho một trật tự thế giới mới. Trong 15 năm nữa, kinh tế Mỹ không còn có tầm ảnh hưởng quá lớn như ngày nay, một vài nền kinh tế mới nổi sẽ trỗi dậy và một vài trong số các nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ bị tụt lại phía sau.
Trên đây là những dự báo được Bloomberg trích dẫn từ báo cáo dự báo mới nhất về kinh tế vĩ mô đến năm 2030 vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố, được tóm tắt trong đồ thị dưới đây:
Kinh tế Mỹ được dự báo vẫn là “đầu tàu” của kinh tế thế giới với sản lượng 24.800 tỷ USD. Phần màu xám thể hiện mức dự báo 16.800 tỷ USD cho năm 2015, trong khi phần màu xanh thể hiện nền kinh tế này có thể tăng trưởng thêm bao nhiêu trong 15 năm tới. Tỷ lệ đóng góp của Mỹ vào GDP thế giới sẽ giảm từ 25% trong năm 2006 xuống còn 23% trong năm 2015 đến năm 2020 chỉ còn 20%.
GDP của Trung Quốc sẽ tăng hơn gấp đôi so với ngày nay, giúp cường quốc kinh tế của châu Á gần bắt kịp với Mỹ.
Ấn Độ, được dự báo xếp ở vị trí số 8 trong năm 2015, sẽ vượt qua Brazil, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản để xếp hạng ba trên toàn thế giới. Mới đây Quỹ tiền tệ quốc tế đã gọi Ấn Độ là “điểm sáng trong môi trường toàn cầu”. IMF lưu ý 15 năm nữa nước này sẽ có lực lượng lao động lớn nhất thế giới và nằm trong nhóm các nước có lao động trẻ nhất.
Tuy nhiên, các quốc gia khác không may mắn như vậy, đặc biệt là các nền kinh tế phát triển. Nhật Bản – quốc gia vẫn có tốc độ tăng trưởng đáng nể cho tới khi bong bóng tài sản Nhật Bản vỡ tung trong đầu những năm 1990, đã trải qua nhiều thập kỷ trì trệ. Nền kinh tế của đất nước mặt trời mọc được dự báo sẽ tăng trưởng rất ít trong 15 năm tới. Do đó nước này bị Ấn Độ thế chỗ và bị tụt một hạng.
Pháp cũng bị tụt 3 bậc trong Italy giảm 2 bậc.
Trên toàn thế giới, Jamaica là nước có thứ hạng tăng mạnh nhất khi nhảy 13 bậc, lên vị trí số 136.
Bruce Kasman, chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng JPMorgan, cho rằng có quá nhiều điều không chắc chắn có thể xảy ra trong 15 năm tới. “Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4% hay 6% là nhân tố ảnh hưởng lớn đến bức tranh kinh tế thế giới. Tương tự, Ấn Độ sẽ tăng trưởng 8% hay chỉ 3% cũng tạo nên những khác biệt lớn”.
Tú Anh