Trên thực tế, xương người bắt đầu lão hóa sau 25 tuổi. Do đó, bạn đừng nghĩ rằng thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp… hay các bệnh về xương khác chỉ có thể gặp ở người già, hãy bỏ những thói xấu này ngay.
Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, đau đốt sống cổ, loãng xương… con người sẽ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe xương khớp như vậy trong cuộc đời. Nhưng nhiều người nghĩ rằng các vấn đề về sức khỏe của xương chỉ xuất hiện khi họ già đi. Nhưng trên thực tế, xương người bắt đầu lão hóa sau 25 tuổi.
Giáo sư Fan Shunwu, Trưởng khoa Chỉnh hình tại Bệnh viện Run Run Shaw trực thuộc Đại học Y học Chiết Giang (Trung Quốc) cho biết, người già dễ bị thoái hóa khớp, còn thanh niên là đối tượng chính bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Nam sinh 20 tuổi đã bị thoát vị đĩa đệm
Cách đây một thời gian, giáo sư Fan Shunwu đã thực hiện ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thắt lưng cho một chàng trai 20 tuổi. Bệnh nhân này đang học đại học và dành phần lớn thời gian trước máy tính mỗi ngày trừ giờ học, ngoài ra cậu cũng mắc bệnh lý béo phì, nặng tới hơn 120kg.
Khi đến bệnh viện điều trị, chàng trai đã bị đau thắt lưng và chân trong một thời gian dài, đứng, ngồi hay nằm đều đau, không thể giữ nguyên tư thế quá lâu.
Ảnh minh họa: Sohu
“Một số nhân nhầy nhô ra đáng kể và dây thần kinh cột sống bị chèn ép hoàn toàn, cần phải phẫu thuật ngay lập tức“, giáo sư Fan Shunwu nhận định về trường hợp của bệnh nhân này.
Theo ông, sự xuất hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng ở một bệnh nhân trẻ tuổi như vậy thường đi kèm với chứng béo phì, liên quan đến thói quen sinh hoạt không tốt. Ngoài ra, nhân viên văn phòng, lái xe, phụ nữ mang thai ngồi lâu đều là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Mới 30 tuổi mà chân không còn cảm giác
Có một bệnh nhân nam 30 tuổi làm công việc IT, khi đến khám bệnh với giáo sư Fan Shunwu thì chân không còn cảm giác, thỉnh thoảng đứng dậy lại thấy tê.
“Khi bệnh nhân đau thắt lưng, đau chân cũng đi xoa bóp. Điều này thực sự rất nguy hiểm, khiến nhân nhầy bị ép ra khỏi vòng xơ bị vỡ, từ đó chèn ép dây thần kinh, gây ra mất cảm giác“.
Giáo sư Fan Shunwu giải thích rằng cái gọi là thoát vị đĩa đệm thắt lưng là sự thoát vị của nhân nhầy, khiến các rễ thần kinh cột sống lân cận bị kích thích hoặc chèn ép, dẫn đến đau thắt lưng và đau lan xuống chi dưới. Thoát vị nhân nhầy không rõ ràng, nghỉ ngơi nhiều hơn có thể thuyên giảm.
Ảnh minh họa: why.com
Khoảng 80% trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh tự thuyên giảm, có thể điều trị bảo tồn như giữ tư thế ngồi đúng, giảm thời gian cúi gập người, tập các bài tập hợp lý hơn như bơi lội, chú ý chế độ ăn uống, tránh béo phì, hình thành thói quen sinh hoạt hợp lý…
Tuy nhiên, nếu để diễn biến nặng như bệnh nhân trên thì cần phải phẫu thuật kịp thời. “Đĩa đệm thắt lưng sẽ không gây bại liệt. Vấn đề lớn nhất của nó là làm giảm chất lượng cuộc sống, chẳng hạn như không thể vận động bình thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, khi đó mới phải phẫu thuật“.
Theo giáo sư Fan Shunwu, bảo vệ sức khỏe của xương là việc phải làm cả đời, khi còn trẻ phải tích trữ giá trị cho sức khỏe của xương để đạt được khối lượng xương cao nhất, lý tưởng nhất, khi còn trẻ phải bảo vệ xương khớp tránh lối sống xấu, những thói quen đẩy nhanh quá trình phân rã của xương. Ở tuổi trung niên và tuổi già, cần ngăn ngừa loãng xương và sarcopenia (mất cơ bắp do lão hóa) để tránh gãy xương.
Nguồn và ảnh: Kknews, Healthline