3 bước để thoát khỏi “khủng hoảng tuổi 35” ở nơi làm việc và 4 ngành nghề không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này

Chỉ cần chúng ta lên kế hoạch trước cho cuộc sống của mình, tiếp tục nâng cao năng lực làm việc và trau dồi kỹ năng chuyên môn, giá trị của chúng ta sẽ không còn bị giới hạn ở tuổi tác và thể lực.

TIN MỚI

Bạn đã bao giờ nghe thấy khái niệm khủng hoảng tuổi 35 trong sự nghiệp chưa? Tại sao lại có hiện tượng này? Làm thế nào để chúng ta phá vỡ ngưỡng này? Liệu có ai có thể vượt qua ngưỡng này và trở thành người chiến thắng ở nơi làm việc? Hay đơn giản là những ngành nghề nào sẽ không phải đối mặt với cơn khủng hoảng đó?

Đây chính là câu trả lời.

1
Cái gọi là “ngưỡng 35 tuổi” tại nơi làm việc

Nhiều người từng chia sẻ về những rào cản họ gặp phải ở nơi làm việc khi họ chạm mốc 35 tuổi. Ví dụ, có một ông bố đón con trai đầu lòng ở tuổi 35. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, anh nhận tin từ ban lãnh đạo rằng công ty làm ăn thua lỗ. Con trai anh hiện đã 1 tuổi rưỡi, còn anh vẫn thất nghiệp và đã ở nhà nuôi con được tròn 1 năm rưỡi.

Tại sao việc tìm một công việc mới lại khó đến thế?

Một người khác năm nay 39 tuổi, đã gửi hàng trăm hồ sơ đi khắp nơi suốt 5 tháng thất nghiệp nhưng hầu hết phản hồi anh ta nhận được là: CV của bạn rất xuất sắc nhưng độ tuổi của bạn không đáp ứng được mong đợi của chúng tôi.

Hầu hết những người bạn cùng tuổi của anh ta sau khi mất việc chỉ có hai lựa chọn: Chạy xe công nghệ hoặc làm shipper.

Cũng có những người không muốn từ bỏ và sử dụng tiền tiết kiệm của mình để mở nhà hàng hay bán hàng online, nhưng họ hầu như luôn thất bại.

3 bước để thoát khỏi

Ảnh minh họa

Theo dữ liệu khảo sát của “Điểm nóng thị trường nhân tài 2023” của Zhaopin Recruitment (Trung Quốc), 85% nhân viên công sở tin rằng có tồn tại “ngưỡng 35 tuổi”. Trong số đó, IT, tài chính và văn hóa là những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hiện tượng “35 tuổi”. 70% người lao động ủng hộ việc các cơ quan, đơn vị chính phủ loại bỏ “ngưỡng 35 tuổi”.

Tại sao lại có ngưỡng 35 tuổi như vậy? Người lao động trên 35 tuổi chẳng lẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chờ bị sa thải và thất nghiệp hay sao?

2
Tại sao việc phá vỡ giới hạn 35 tuổi lại khó đến vậy?

Tại nơi làm việc, vẫn có nhiều công ty thừa nhận “ngưỡng 35 tuổi”, và vẫn có nhiều người lao động không tin rằng mình vẫn có thể giữ được vị trí và tìm được công việc tốt sau 35 tuổi.

Tại sao lại thế?

Trong tâm lý học, đây là sự ảnh hưởng của “niềm tin giới hạn” bên trong chúng ta.

Để tôi cho bạn một ví dụ. Trong rạp xiếc, chúng ta thường thấy những con voi cao đến gần 2 tầng nhà và to như một chiếc xe tải hạng nặng. Chúng thường chỉ bị trói bằng một sợi dây mỏng.

Nhưng con voi chỉ đứng đó và không bao giờ nghĩ đến việc thoát ra.

Điều này là do người quản lý đã dùng sợi dây này để trói con voi khi nó còn rất nhỏ. Ngay cả khi nó lớn lên, con voi vẫn tin rằng sợi dây đó đủ để trói chúng và không bao giờ nghĩ đến việc trốn thoát.

Tương tự, liên quan đến vấn đề “ngưỡng 35 tuổi”, định kiến cố hữu rằng 35 tuổi mà thất nghiệp rất khó tìm việc mới hay sau 35 tuổi mà phải đi rải CV là thất bại đã “giam cầm” những lao động đã 35 tuổi hoặc sắp bước qua ngưỡng 35 tuổi. 

Rõ ràng, cần có những thay đổi mang tính nhận thức toàn diện với tất cả mọi người để phá vỡ quy luật lâu đời này.

3 bước để thoát khỏi

Ảnh minh họa

3
Làm thế nào để phá vỡ niềm tin giới hạn?

Trong tư vấn và can thiệp tâm lý, có ba bước quan trọng để phá bỏ niềm tin giới hạn.

Hạn chế những niềm tin như nguy cơ thất nghiệp sau tuổi 35 và khó tìm được việc làm tốt sau tuổi 35.

Để phá vỡ nó, trước tiên chúng ta cần tìm những phản ví dụ, tức là nới lỏng những niềm tin hạn chế.

Có không ít những tỷ phú đình đám cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài khởi nghiệp sau tuổi 35. Câu chuyện của họ chính là thứ cho chúng ta biết rằng cơ hội để phát triển sự nghiệp sau tuổi 35 là có, thậm chí còn rất phong phú và dồi dào, miễn là bạn biết nắm bắt.

Khi bạn tìm thấy một phản ví dụ đủ gây ấn tượng với mình, chúng ta có thể chuyển sang bước tiếp theo: phá vỡ chuỗi nhân quả.

Nhiều người có một chuỗi nhân quả trong lòng, chẳng hạn như sau khi tôi bước sang tuổi 35, thể lực của tôi suy giảm, khả năng học tập giảm sút và trách nhiệm gia đình lại tăng lên, vì vậy tôi không thể làm việc hết sức mình và tôi không thể làm tốt hơn những người trẻ ở độ tuổi 20.

Tuy nhiên, thực tế có nhiều công việc có thể hoàn thành tốt mà không cần dựa vào thể lực hay làm thêm giờ; đồng thời cũng có nhiều công việc đòi hỏi kinh nghiệm và tích lũy lâu dài, chỉ học thì không thể thành thạo được.

Vì vậy, “vì tôi đã trên 35 tuổi nên khả năng cạnh tranh của tôi tại nơi làm việc bị giảm xuống” không tồn tại.

Bước làm rõ chuỗi nhân quả này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nguyên nhân của vấn đề và có thể giúp chúng ta đưa ra những quyết định sáng suốt và toàn diện hơn.

3 bước để thoát khỏi

Ảnh minh họa

Bước thứ ba tiếp theo là loại bỏ những niềm tin hạn chế.

Ở bước này, chúng ta cần làm rõ mục tiêu của mình, chẳng hạn như tìm được công việc phù hợp với mình không phân biệt tuổi tác.

Để làm được điều này, trước tiên chúng ta phải đặt ra những mục tiêu nhỏ. Nếu mục tiêu quá lớn thì sẽ nản chí, nhưng những mục tiêu nhỏ có thể được thúc đẩy dần dần, thông qua thành tích và chiến thắng liên tục, sự tự tin và khả năng thực hiện sẽ được nâng cao.

Đồng thời, chúng ta phải tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ, động viên từ người khác để giúp chúng ta tuân thủ những niềm tin, hành vi mới và không quay lại những niềm tin giới hạn trong quá khứ.

4
Ai đã bước qua ngưỡng 35 tuổi trong công việc?

Có nhiều công việc có thể vượt quá giới hạn độ tuổi, thậm chí càng nhiều kinh nghiệm càng được hoan nghênh. Theo nhiều nghiên cứu, quả thực có 4 ngành ít bị ảnh hưởng bởi “khủng hoảng tuổi 35” cũng như những ngưỡng tuổi cao hơn thế.

1. Kế toán

Công việc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của công ty như vốn, tài chính này không chỉ có nhu cầu thị trường lớn mà chỉ cần bạn làm việc chăm chỉ, càng có thâm niên, tuổi nghề cao thì càng được thị trường thừa nhận và được công ty chào mời.

2. Luật sư

Với sự phát triển của nền kinh tế và sự cải thiện không ngừng của đời sống xã hội, nhu cầu về luật sư không ngừng tăng lên.

Hơn nữa, công tác liên quan đến pháp luật được tôi luyện bằng cách liên tục xử lý các vụ việc và tích lũy kinh nghiệm, bài học để nâng cao năng lực kinh doanh. Vì vậy, kinh nghiệm làm việc càng lâu và trình độ chuyên môn càng cao thì họ càng được chú ý nhiều hơn.

3. Giáo viên

Dù là tiền lương hay địa vị xã hội của giáo viên thì đều tăng dần theo độ tuổi lao động. Ví dụ, khi đánh giá chức danh nghề nghiệp, thăng tiến trong công việc, kinh nghiệm và trình độ đều là những cân nhắc quan trọng.

Để tuyển dụng giáo viên xuất sắc, một số trường cao đẳng, đại học sẽ thưởng cho giáo viên đã dạy 10 năm và cung cấp nhà ở cho giáo viên đã dạy 20 năm. Điều này cho thấy giáo viên là một nghề ngày càng phổ biến và có nhiều tiềm năng.

4. Bác sĩ

Nhân viên y tế cũng cần tích lũy và tổng kết kinh nghiệm thực tế, từ đó không ngừng cải thiện kỹ thuật chẩn đoán và điều trị của mình. Chẳng hạn trong ngành y học cổ truyền, trình độ và tuổi tác càng cao thì bệnh nhân càng tôn trọng và công nhận. 

3 bước để thoát khỏi

Ảnh minh họa

5
Kết

Ai rồi cũng sẽ có ngày phải bước sang tuổi 35. Nếu bạn chẳng may thất nghiệp hay gặp khó khăn trong việc tìm việc ở tuổi 35 thì đó không phải lúc nào cũng là lỗi của bạn mà đó là vấn đề mà toàn xã hội cần phải đối mặt.

Hầu hết những người lao động trên 35 tuổi đều có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc và tích lũy trong ngành. Trên thực tế, khi họ là những người kiên cường, giàu kinh nghiệm và chăm chỉ nhất, họ chắc chắn sẽ có giá trị thị trường và chỗ cho sự lựa chọn của riêng mình.

Chỉ cần chúng ta lên kế hoạch trước cho cuộc sống của mình, tiếp tục nâng cao năng lực làm việc và trau dồi kỹ năng chuyên môn, giá trị của chúng ta sẽ không còn bị giới hạn ở tuổi tác và thể lực.

Cũng giống như những kế toán, giáo viên, luật sư, bác sĩ, chúng ta chắc chắn vẫn sẽ bước đi trên con đường rộng mở và tươi sáng của cuộc đời sau khi bước qua mốc 35 tuổi.

Nguồn: 163.com 

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin