Khoai lang vàng và khoai lang tím là thực phẩm được nhiều người yêu thích sử dụng, đặc biệt là những người muốn ăn kiêng giảm cân. Tuy nhiên, đừng dại dột mà ăn khoai lang theo 3 cách này, không những không tốt cho sức khỏe mà còn gây hại cho cơ thể.
Vì có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, khoai lang được sử dụng rất phổ biến trong mỗi gia đình như một món ăn bổ trợ tốt cho cho cuộc sống và sức khỏe. Ngoài ra, khoai lang còn được nhiều người truyền miệng rằng nó là “vua chống ung thư”.
Thật vậy, khoai lang có 2 loại là khoai lang vàng và khoai lang tím đều chứa rất nhiều chất anthocyanin, có tác dụng chống oxy hóa, chống khối u và có lợi cho việc điều trị các bệnh mãn tính. Chúng cũng giàu chất xơ và là nguyên liệu tốt cho những ai muốn nuôi dưỡng dạ dày.
Tuy nhiên, có 3 cách ăn khoai lang không hề tốt cho sức khỏe, thậm chí còn đầu độc cơ thể con người bạn cần tránh.
1. Đừng ăn khoai lang cả vỏ, khoai mọc mầm
Nhiều người ăn khoai lang cả vỏ bởi vì họ cảm thấy rằng phần vỏ đã được rửa sạch và hoàn toàn có thể ăn được sau khi đã chế biến ở nhiệt độ cao. Nhưng quan điểm này là không đúng.
Thực tế, có nhiều chất ancaloit trong vỏ khoai tây, chất này vẫn tồn tại ở vỏ khoai sau khi chế biến ở nhiệt độ cao. Nếu ăn nhiều vỏ khoai, nó dễ khiến cơ thể bạn bị mất nước, tiêu chảy, chướng bụng, đau bụng, chóng mặt và các phản ứng bất lợi khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng cố gắng ăn khoai lang khi nó đã mọc. Bởi vì khi khoai lang phát triển mầm, nó sẽ tạo ra ketone, một chất có tác dụng nuôi dưỡng mầm non của khoai lang nhưng nó lại là chất độc hại cho sức khỏe. Nếu bạn thấy đốm nâu hoặc đốm đen trên vỏ ngoài của khoai lang, ngay cả khi phần này bị loại bỏ, các chất có hại vẫn có thể tồn tại trong phần khoai lang còn lại, do đó bạn không nên ăn khoai lang mọc mầm để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
2. Đừng ăn khoai lang chiên
Khoai lang chiên cũng giống như khoai tây chiên, qua quá trình chiên rán ở nhiệt độ cao, nó không chỉ dễ phá hủy dinh dưỡng có trong khoai tây, khi ăn vào, nó khoai lang chiên còn dễ khiến bạn nạp quá lượng calo trong suốt cả ngày.
Nó có thể gây tích tụ chất béo và gây béo phì. Béo phì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình chuyển hóa hormone, đặc biệt là insulin được sử dụng để chuyển hóa đường trong máu. Nếu insulin được tiết ra quá ít, nó sẽ ức chế tổng hợp protein và gây nhiều hệ quả khó lường.
Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng lò hấp hoặc lò vi sóng để giữ lại toàn bộ dinh dưỡng của khoai lang.
3. Đừng ăn khoai lang sống
Màng tế bào của tinh bột trong khoai lang sống rất khó tiêu hóa trong cơ thể con người. Nếu ăn khoai lang sống, nó sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, ợ nóng, nấc, buồn nôn và kiệt sức.
Do đó, khoai lang được nấu chín là cách ăn tốt nhất. Đồng thời, thời gian nấu nên được kéo dài một cách thích hợp. Nhiệt độ cao có thể làm cho chất xơ hòa tan trong khoai lang dễ tiêu hóa, rút ngắn chuỗi đường và tăng độ ngọt của khoai lang, điều này cũng có lợi hơn cho việc phá hủy “enzyme khí hóa” có trong khoai lang.
Bạn cũng nên ăn khoai lang với các loại ngũ cốc khác nhau, chẳng hạn như cắt khoai lang thành miếng và nấu cháo với cơm để giúp cân bằng dinh dưỡng.
Tiêu thụ lâu dài khoai lang rất tốt cho cơ thể bởi đây là một loại thực phẩm ít chất béo, ít calo, có thể ngăn chặn đường biến thành chất béo một cách hiệu quả. Nhưng khoai lang thiếu protein và chất béo, vì vậy chúng ta nên ăn nó cùng rau, trái cây và thực phẩm giàu protein để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.
Quan trọng nhất, khoai lang có thể được ăn vào buổi sáng, nhưng tốt nhất là ăn cho bữa trưa để hấp thụ canxi tốt nhất mà không ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi trong các thực phẩm khác trong bữa tối.
Nguồn tham khảo: Kknews, Eat This, Healthline