3 căn bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng: 6 điều bạn nên làm ngay để không mang tật

Bệnh cơ xương khớp như đau cổ vai gáy, cột sống và đau vùng vai đã ngày càng trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của dân văn phòng. Đây là lưu ý bạn nên biết sớm.

TIN MỚI

Theo các bác sĩ xương khớp trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh về xương khớp chỉnh hình ở nhóm những người làm việc văn phòng đã tăng lên không ngừng hàng năm.

Điều này được hiểu rằng hầu hết các nhóm người làm việc trong văn phòng, ngồi trước màn hình máy tính 7 -8 giờ một ngày, ít hoạt động và ít tập thể dục, vì vậy các bệnh về xương khớp đã trở nên “rào cản” lớn cho sức khỏe của họ.

Chúng ta hãy xem những bệnh xương khớp mà những người làm việc ở văn phòng, ngồi nhiều ít vận động dễ mắc phải sau đây để phòng ngừa càng sớm càng tốt.

Sau khi biết bệnh, bạn cũng có thể tìm ra những giải pháp phòng ngừa hiệu quả ở cuối bài viết.

3 loại bệnh về xương khớp chỉnh hình phổ biến nhất của dân văn phòng

1, Thoái hóa đốt sống cổ

Nhân viên văn phòng là nhóm người ngồi làm việc gần như suốt thời gian họ ở trong văn phòng và duy trì một tư thế trong một thời gian dài, điều này sẽ gây ra các triệu chứng bệnh liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ, trong thời gian dài sẽ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.

Các chuyên gia xương khớp chỉnh hình khuyên bạn nên dừng lại công việc đúng cách để tham gia một số hoạt động, vận động đơn giản.

Bạn nên ý thức rõ yêu cầu về làm việc kết hợp với nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngoài ra, hãy tranh thủ thời gian để nghỉ ngơi, tìm hiểu các phương pháp xoa bóp đốt sống cổ và cơ để thường xuyên để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

3 căn bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng: 6 điều bạn nên làm ngay để không mang tật - Ảnh 1.

2, Viêm và đau nhức mỏi vùng vai

Làm việc quá nhiều giờ trong một thời gian dài có thể khiến cơ vai quá căng và dễ gây viêm quanh khớp vai.

Các chuyên gia xương khớp chỉnh hình khuyên bạn nên giảm tần suất làm việc trong nhiều giờ kéo dài, dừng công việc đúng lúc để xoa bóp cơ vai giúp giảm căng cơ, nhằm ngăn chặn một cách hiệu quả sự xuất hiện của bệnh đau mỏi vai hoặc các bệnh liên quan.

3, Cơ bắp, xương khớp lỏng nhão và suy yếu

Nhiều người làm văn phòng thường xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu xuất phát từ nguyên nhân họ đã thức khuya và thiếu ngủ trong thời gian dài dẫn đến tình trạng mất ngủ và căng cơ bắp, cột sống.

Các bệnh về cột sống là một trong những nguy cơ phổ biến nhất và gây tác hại lớn và lâu dài đối với nhóm người làm việc văn phòng, khiến cho họ bị giảm chất lượng sống, ảnh hưởng công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Do đó, mọi người cần chú ý để đảm bảo ngủ đủ giấc, giảm căng cơ bắp và cột sống, từ đó có thể ngăn chặn sự xuất hiện của các triệu chứng đau nhức mỏi trong tương lai.

Những lưu ý quan trọng để phòng ngừa bệnh cơ xương khớp dành cho dân văn phòng

1, Đảm bảo tư thế ngồi theo kiểu 3 góc 90 độ

Đầu tiên, bạn nên chú ý điều chỉnh chiều cao của ghế phù hợp với vóc dáng của bạn. Giữ hướng đùi song song với mặt đất trong khi giữ góc của bắp chân ở góc 90 độ so với đùi.

Tiếp theo, tựa lưng vào lưng ghế và giữ thẳng đứng, tại thời điểm đó, lưng duy trì một góc 90 độ với đùi.

Một lần nữa, điều chỉnh chiều cao của tay vịn của ghế, giữ cho vai thư giãn và giữ cổ tay thẳng, đồng thời giữ hai cánh tay ngang nhất có thể và duy trì một góc 90 độ so với lưng.

3 căn bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng: 6 điều bạn nên làm ngay để không mang tật - Ảnh 2.

2, Ngồi trên ghế, duỗi thẳng cơ thể, hai vai ép và ưỡng thẳng ra phía lưng, sao cho cơ lưng săn chắc, hai vai và cẳng tay sát nhau dựa vào thân, giữ 4 – 6 giây, lặp lại 4-8 lần.

3, Ngồi trên ghế, thắt chặt vùng lưng và bụng hóp lại săn chắc, chống tay lên ghế, dùng sức mạnh của bàn tay, siết cơ vai và nhấc mông khỏi ghế một chút, giữ nguyên tư thế trong 4 – 6 giây, lặp lại 4-8 lần.

4, Ngồi trên ghế, chống tay lên hông, chân trên mặt đất, xoay eo đến mức tối đa, lặp lại 8-12 lần.

5. Điều chỉnh vị trí của máy tính. Vị trí của màn hình máy tính phải phải càng thẳng với tầm nhìn của mắt càng tốt.

Đồng thời, nếu bạn đang sử dụng máy tính xách tay, tốt nhất nên sử dụng bàn phím ngoài, để bạn có thể điều chỉnh vị trí của bàn phím, để cổ tay của bạn có thể được vận hành theo chiều ngang, tránh bị cong cổ tay lâu dài và gây ra “hội chứng ống cổ tay” – căn bệnh khá nguy hiểm.

6. Đừng ngồi trên mép ghế. Khi chúng ta đang tập trung vào công việc, ngay cả khi cơ thể dần thay đổi tư thế ngồi bạn cũng sẽ hoàn toàn không hề hay biết.

Chúng tôi sẽ không thấy mình di chuyển một cách tự nhiên đến mép ghế (xu hướng chồm người về gần phía máy tính hơn trong khi làm việc) để xem màn hình máy tính cho rõ hơn. Bạn cần biết rằng khi ngồi quá gần với màn hình máy tính, các cơ và dây chằng ở lưng bị ảnh hưởng xấu và gây ra những tác hại không mong muốn.

Hãy nhớ rằng bệnh về cơ xương khớp không phải là bệnh đơn giản. Một khi bạn đã mắc bệnh là rất khó để hồi phục lại như cũ và tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu bạn để cho bệnh tiến triển nặng mà không lưu ý sửa đổi từ sớm.

*Theo BS Gia đình (TQ)

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin