Bố mẹ phát triển chỉ số EQ cho con qua 3 kỹ năng này, trong tương lai trẻ không thành rồng cũng thành phượng.
Cũng giống như dạy bé tập nói và tập đếm, việc phát triển EQ cho bé vô cùng quan trọng. Đại học Harvard kết luận rằng khả năng thành công trong cuộc đời của một người có 20% phụ thuộc vào chỉ số IQ, trong khi EQ (trí tuệ cảm xúc) chiếm 80%.
Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên trẻ em hiện nay thường có xu hướng có chỉ số thông minh cao hơn chỉ số cảm xúc. Và những bé có IQ cao lại thường trở nên trầm cảm, có tỉ lệ tự tử cao vì cần một thất bại nhỏ trong học tập hoặc không đạt được kì vọng thì sẽ sinh ra những suy nghĩ tiêu cực. Điều này là do bé có chỉ số EQ quá thấp. Do đó, việc phát triển trí tuệ cảm xúc ở trẻ song song với phát triển IQ là điều vô cùng quan trọng mà cha mẹ nào cũng cần phải ghi nhớ.
Nếu như IQ học được ở sách vở và trường lớp, thì chỉ số EQ được rèn luyện thông qua cuộc sống, vì vậy cha mẹ chính là những người bạn đồng hành cùng con mình trên chặng đường phát triển. Cha mẹ nào cũng muốn con cái có trí tuệ cảm xúc cao, vì vậy hãy dạy trẻ ba kỹ năng này ngay từ bây giờ để trẻ phát triển toàn diện về sau:
1. Học cách lắng nghe
Ảnh minh họa: Internet
Biết lắng nghe không chỉ là một phẩm chất đáng quý mà còn là một kỹ năng xã hội của con người. Với người lớn, đây là một trong những kỹ năng rất cần thiết cho công việc và cuộc sống, giúp mọi người hiểu nhau và gần gũi hơn.
Đối với trẻ em, nó cũng đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là độ tuổi đang phát triển và có nhu cầu tiếp thu nhiều điều về cuộc sống. Nếu được trang bị kỹ năng này, trẻ sẽ biết cách sàng lọc thông tin và học hỏi những điều tốt cho mình.
Thông thường, mọi người đều có xu hướng thể hiện, nói ra hay chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm của mình nhưng không phải ai cũng muốn lắng nghe câu chuyện, vấn đề của người khác. Do đó, biết lắng nghe là một kỹ năng phải qua học tập và rèn luyện mới có được.
Một đứa trẻ biết lắng nghe là một đứa trẻ biết tiếp thu, thông minh và biết chia sẻ với mọi người. Vì khi lắng nghe, trẻ cũng sẽ tự rèn luyện được cách chọn lọc thông tin tiếp nhận, tự nhận thức được điều gì nên nghe và học hỏi, điều gì không nên. Vì vậy, bố mẹ hãy chú ý dạy con kỹ năng này càng sớm càng tốt sẽ tốt cho trẻ sau này.
2. Học cách chủ động
Ảnh minh họa: Internet
Ngay từ khi còn bé, bố mẹ nên dạy con cái tính chủ động. Đây là một trong số những kỹ năng cần thiết góp phần quyết định thành công của bé sau này.
Nhiều bậc phụ huynh có xu hướng yêu thương, nuông chiều con cái quá mức, lo cho con từ A-Z. Lúc còn nhỏ, cha mẹ có thể hướng dẫn từng chút một để trẻ có thể tiếp thu và làm theo. Tuy nhiên khi lớn lên, hãy để trẻ độc lập suy nghĩ và chủ động hơn bởi việc thay trẻ quyết định mọi thứ sẽ khiến trẻ thiếu sự sáng tạo, link hoạt, trở nên nhút nhát, thiếu tự tin, mất đi tư duy chủ động.
Cứ như vậy, khi đứng trước một sự lựa chọn nào đó, bé sẽ chọn cách lảng tránh, nhờ cha mẹ quyết định, từ đó hình thành nên tâm lý phụ thuộc và bị ảnh hưởng nhiều bởi sự chi phối của người khác. Do đó, rèn luyện tính chủ động cho trẻ không chỉ trong việc học mà còn trong đời sống hàng ngày là thực sự cần thiết giúp trẻ vững vàng hơn trong tương lai.
Bố mẹ hãy dành thời gian lắng nghe ý tưởng và cảm xúc của trẻ, dành những câu hỏi khơi gợi, kích thích khả năng tư duy của trẻ và để trẻ thực hiện những điều có thể. Từ những việc đơn giản này, trẻ cũng sẽ hình thành được sự chủ động, sự sáng tạo khi gặp tình huống có vấn đề và chính kiến riêng của bản thân.
3. Học cách đón nhận và đưa ra lời khen
Ảnh minh họa: Internet
Cũng như những kỹ năng khác, việc đón nhận và đưa ra lời khen là một nghệ thuật ứng xử mà mọi người đều nên học dù ở độ tuổi nào. Đặc biệt, các bậc phụ huynh đừng chần chừ trong việc dạy cho trẻ về điều này. Điều này không chỉ giúp trẻ biết cách hoàn thiện bản thân mà còn được đánh giá cao hơn trong xã hội.
Khi trẻ bắt đầu lớn lên và biết cách thể hiện cảm xúc của mình thông qua biểu cảm, lời nói. Nếu được nghe nhiều lời yêu thương, khen ngợi từ người khác, trẻ cũng sẽ quen với điều này và tự học cách đưa ra lời khen ngợi một cách tự nhiên nhất. Một lời khen ngợi đơn giản nhưng chân thành sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn rất nhiều so với những lời khen ngợi màu mè nhưng sáo rỗng.
Bên cạnh đó, không ít bé hay tỏ ra xấu hổ hoặc vô cảm trước những lời khen ngợi mà mình nhận được nên bố mẹ cần lưu ý dạy con mình biết cách đón nhận lời khen một cách lịch sự. Một khi bạn đã dạy được cho con mình cách đón nhận và đưa ra những lời khen ngợi đúng đắn, chân thành thì có nghĩa là bạn đã chuẩn bị cho trẻ một hành trang quan trọng để con bạn có thể tự tin bước vào xã hội và gặt hái thành công.
Trên con đường phát triển và trưởng thành của con cái, cha mẹ hãy trở thành người hướng dẫn, định hướng cho con để giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống của bản thân một cách tốt nhất. Tuy nhiên cũng đừng quên rằng, hãy để cho con được tự cảm nhận thế giới của chính mình.
(Theo Sohu)