Dù có thèm cá cỡ nào cũng đừng động đũa vào 3 loại sau, chúng vừa bẩn lại còn chứa nhiều thủy ngân và tạp chất hại sức khỏe, càng ăn càng mắc bệnh.
Cá là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình lâu nay, chỉ cần trong mâm cơm có cá thì bữa cơm sẽ luôn đủ chất và lành mạnh. Chúng sở hữu hầu hết các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, chưa kể còn đặc biệt tốt với sự phát triển của trẻ em và nâng cao sức khỏe người già.
Giáo sư dịch tễ học và dinh dưỡng Eric Rimmm tại trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), khuyến cáo mọi người nên tiêu thụ cá hàng ngày để nâng cao thể trạng tự nhiên và phòng chống bệnh tật.
Ăn cá tuy bổ dưỡng nhưng nên lựa chọn đúng loại an toàn để bảo vệ sức khỏe.
Chính vì những lợi ích này mà nhiều bà nội trợ luôn ưu tiên chọn cá khi đi chợ, ra thấy loại nào tươi thì mua ngay chứ không suy nghĩ nhiều. Tuy cá rất bổ dưỡng nhưng thực tế không phải loại nào cũng tốt, có một số loại toàn chứa đầy tạp chất do ô nhiễm môi trường và nguy hiểm hơn là quá nhiều thủy ngân tích tụ bên trong.
Nếu ăn phải nhiều loại cá ô nhiễm nhiều thủy ngân, cơ thể sẽ dần tích tụ độc tố gây suy nhược thần kinh, giảm thính giác, rối loạn tâm thần… và thậm chí là tử vong nhanh chóng. Thế nên, ra chợ mà thấy 3 loại cá này thì nên tránh hoặc hạn chế ăn hết sức có thể, bởi vì chúng thực sự bẩn hơn bạn nghĩ:
3 loại cá chứa nhiều thủy ngân và chất bẩn, rẻ mấy cũng đừng mua
1. Cá chỉ vàng
Đây là loại cá nhỏ có vẻ ngoài trắng bạc, nổi bật với một dải màu vàng óng ánh bắt mắt. Chúng được nhiều gia đình ưa chuộng vì phần thịt ngon, lại có vị hơi chua rất dễ ăn. Cá chỉ vàng khi đem phơi khô, tẩm ướp còn trở thành món đặc sản trên bàn nhậu. Nhưng đáng tiếc rằng, đây lại là một trong số những loại cá lắng đọng nhiều thủy ngân và tạp chất bên trong các thớ thịt.
Cá chỉ vàng tuy có kích thước nhỏ nhưng lại chứa nhiều thủy ngân bậc nhất.
Theo một nghiên cứu của Nhà xuất bản Nghiên cứu Khoa học (SCIRP), cá chỉ vàng thuộc 1 trong 18 loại cá chứa nhiều thủy ngân được phát hiện tại vùng biển Malaysia. Chưa kể kích thước của cá chỉ vàng cũng nhỏ nên chúng ta hay ăn nhiều, dẫn đến tích tụ kim loại nặng trong cơ thể. Bên cạnh đó, các loại cá chỉ vàng phơi khô rẻ tiền cũng bị tẩm ướp quá nhiều gia vị và phẩm màu không tốt cho sức khỏe.
Giáo sư Eric Rimm khuyên các bà nội trợ không nên mua nhiều loại cá này vì dễ gây hại sức khỏe, nếu muốn thì mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần là tốt nhất. Còn riêng phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ thì không nên ăn để hạn chế tác hại từ thủy ngân .
2. Cá rô đại dương
Khác với cá rô đồng, cá rô đại dương lại bị Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) xếp vào những loại cá dễ bị nhiễm thủy ngân nhất do sống ở tầng đáy biển (80% thủy ngân ở tầng nước trên đã bị phá hủy bởi ánh sáng mặt trời). Ngoài ra, chúng còn là loài ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống trong môi trường nước.
Cá rô đại dương ngon nhưng không nên ăn nhiều, cần hạn chế bớt kẻo sinh bệnh.
Khi ăn những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá rô đại dương, các loại độc tố sẽ dần tích tụ trong cơ thể con người. Việc tiêu thụ lâu dài có thể gây nguy cơ ngộ độc thủy ngân, gây tổn thương niêm mạc miệng, răng và làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, thận nghiêm trọng.
3. Cá cờ biển
Cá cờ biển có kích thước khá lớn, không có nhiều xương nhỏ, thịt ăn thơm và chắc nên rất được nhiều gia đình ưa chuộng. Tuy nhiên cũng như 2 loại cá trên, cá cờ biển sống lâu và có kích thước lớn, đứng đầu chuỗi thức ăn dưới đại dương nên thường bị nhiễm thủy ngân ở mức độ cao.
Bên cạnh đó, cá cờ biển còn không phù hợp với người bệnh gout do chứa nhiều purine, khiến cơn đau trở nên nặng nề và khó điều trị hơn. Các bệnh nhân sau khi phẫu thuật, tiểu phẫu… cũng không nên ăn cá cờ vì sẽ làm vết thương bị ngứa và lâu lành, dễ tạo thành sẹo lõm.
Cá cờ biển là “kẻ săn mồi” dưới đại dương nên dễ bị nhiễm thủy ngân từ các loại cá khác.
Các mẹo hay để mua được cá tươi ngon
Ăn cá thường là lựa chọn hàng đầu trong mâm cơm của mọi gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa chọn cá tươi ngon để mua về. Vậy khi đi chợ mua cá cần lưu ý gì?
– Khi mua cá đừng ngại ngần việc bẩn tay mà hãy vạch mang cá ra xem, nếu mang còn đỏ là cá tươi nhưng nếu trắng bệch hoặc thâm là cá ươn.
– Lúc nào cũng ưu tiên chọn cá còn sống, nếu mua cá đã chết thì phải hết sức lưu ý. Mắt cá bị nhiễm độc thường bị đục và mất vẻ tinh anh bình thường, có con thậm chí mắt còn lồi ra ngoài.
– Cá bình thường sẽ có mùi tanh, nhưng cá bị nhiễm độc lại có những mùi rất lạ như mùi tỏi, mùi dầu hôi…
– Cá bị nhiễm độc nặng thì mình cá không còn nguyên, đầu to đuôi nhỏ, lưng cong gù thậm chí có u. Có con da còn bị vàng và đuôi xanh.
Theo Verywellfit, Webmd