3 loại lá là “thuốc” hạ đường huyết tự nhiên, giảm mỡ máu, tốt cho tim mạch

Những loại lá quốc dân này đều vô cùng phổ biến tại Việt Nam, thế nhưng nhiều người lại chưa biết tới những công dụng đặc biệt của chúng.

TIN MỚI

Lá sung

Hẳn là rất nhiều người đã biết tới loại lá, quả quen thuộc này. Lá sung là loại lá gia vị làm tăng độ ngon khi ăn kèm cùng nem chua, nem thính, nem nắm, gỏi cá,… và rất nhiều món ăn khác. Hương vị thanh thanh, tươi mát, có độ chát nhẹ của loại lá này sẽ khiến món ăn bớt ngán hơn, giảm độ tanh và làm dịu vị nguyên bản.

Thế nhưng ngoài công dụng đặc trưng này, ít ai biết đến, lá sung còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

3 loại lá là “thuốc” hạ đường huyết tự nhiên, giảm mỡ máu, tốt cho tim mạch- Ảnh 1.

Theo Đông y, lá sung có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, sát trùng, bổ huyết. Dân gian còn dùng lá sung để chữa tê thấp, lợi sữa.

Đặc biệt, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gợi ý, chúng ta có thể sử dụng lá sung để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường do nó có tác dụng giảm glucose. Một nghiên cứu nhỏ thực hiện năm 1998 cho thấy, chất chiết xuất từ lá sung giúp giảm lượng đường trong máu sau ăn của những người tham gia, liều lượng insulin họ cần dùng cũng thấp hơn. Ngoài ra, lá sung giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh có thể sử dụng một ly trà lá sung vào mỗi buổi sáng sẽ giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng một cách hiệu quả.

Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy lá sung và nhựa mủ cây sung có hoạt tính kháng u, chống lại các tế bào ung thư ruột kết ở người. Trong đó, ta có thể kể đến ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan. Lá sung cũng có thể cải thiện huyết áp và lượng mỡ trong máu.

Vậy nên, chúng ta có thể bổ sung loại lá này với liều lượng vừa đủ mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tốt hơn.

Lá dứa

Cũng giống như lá sung, lá dứa là loại giá gia vị, được sử dụng để tăng hương vị, mùi hương cho các món ăn. Dân gian thường gọi lá dứa là cây cơm nếp, bởi nó có mùi thơm không khác gì gạo nếp.

Lá dứa thường được sử dụng trong công thức nấu ăn, ví dụ như cho vào cơm, các loại bánh, chè hoặc nhuộm màu tự nhiên cho các món ăn.

Hương vị của loại lá này rất tự nhiên nên nhiều gia đình vẫn thường sử dụng với nhiều công thức khác nhau. Bên cạnh đó, rất ít người biết lá dứa còn đem lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người.

3 loại lá là “thuốc” hạ đường huyết tự nhiên, giảm mỡ máu, tốt cho tim mạch- Ảnh 2.

Theo Đông y, lá dứa dùng để chữa nhiều bệnh lý như: Đau nhức xương khớp, bệnh gút, chữa ho, viêm phế quản và ổn định đường huyết cho người bị tiểu đường tuýp 2. Về cơ bản, lá dứa không độc hại, lành tính nên nếu bệnh nhân tiểu đường sử dụng lâu dài sẽ không có hại cho cơ quan nội tạng bên trong.

Trong lá dứa chứa nhiều glycosides và hàm lượng chất xơ lớn. Điều này giúp hạn chế tình trạng tích tụ đường trong máu giúp đường huyết được đưa về mức ổn định.

Ngoài ra, lá dứa còn còn có tác dụng chống viêm, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiễm trùng. Các hợp chất chiết xuất từ lá dứa như phenol, tanin, flavonoid, glycoside, bromelain đã được chứng minh có đặc tính này.

Lá dứa cũng giúp giảm cholesterol trong máu. Hợp chất Phenol được chiết xuất từ loại lá này hoạt động tương tự như các loại thuốc statin có thể giúp giảm cholesterol máu.

Tuy nhiên, lá dứa chỉ nên được coi là một phương pháp bổ trợ và không thể thay thế cho chế độ ăn uống và quản lý bệnh tiểu đường chính thống. Bằng cách kết hợp việc sử dụng lá dứa với chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn và tuân thủ các điều trị, bạn có thể quản lý được bệnh đái tháo đường hiệu quả.

Ngoài ra, nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào, lá dứa còn có thể chữa đau nhức cơ, trị táo bón, thanh tẩy cơ thể, chữa da bỏng nắng và trị thấp khớp.

Lá xoài

Nhiều người thường biết đến quả xoài với hương vị thơm ngon và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng ít người biết đến công dụng của lá xoài. Thân, vỏ cây, lá, rễ và quả xoài có thể được sử dụng trong y học cổ truyền, nhưng đặc biệt là lá được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và các tình trạng sức khỏe khác.

Trong lá xoài non chứa chất 3beta-taraxerol và chiết xuất acetate etyl làm giảm viêm nội sinh và chậm quá trị chuyển hóa hấp thụ đường của cơ thể, làm giảm lipid trong máu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Ngoài ra lá xoài còn dùng làm nguyên liệu trong nhiều loại thuốc trị tiểu đường như Glutex,…

3 loại lá là “thuốc” hạ đường huyết tự nhiên, giảm mỡ máu, tốt cho tim mạch- Ảnh 3.

Thành phần polyphenol trong loại lá này còn giúp tăng cường các mạch máu mỏng manh- nguyên nhân gây ra tăng huyết áp và chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch, lá xoài còn giàu chất pectin, vitamin C và chất xơ làm giảm cholesterol xấu, điều hòa tim mạch. ‘

Vậy nên, chúng ta có thể sử dụng một lượng lá xoài vừa phải mỗi ngày để cải thiện sức khỏe của mình.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin