Người mắc bệnh tiểu đường bổ sung những loại vitamin này sẽ giúp hạn chế được những biến chứng của bệnh.
Tiểu đường là căn bệnh ngày càng phổ biến với tỷ lệ nhiễm bệnh tăng cao theo hàng năm. Vì dễ mắc phải, nên nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học mà nhiều người mắc phải. Nhận thức và hiểu về căn bệnh này sẽ giúp chúng ta biết cách phòng tránh và điều trị dễ dàng hơn.
Các yếu tố gây bệnh tiểu đường
1. Thức khuya trong thời gian dài
Thức khuya là thói quen giết người thầm lặng trong xã hội hiện nay. Duy trì thói quen thức khuya trong thời gian dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến chức năng sản xuất insulin, từ đó làm tăng lượng đường trong cơ thể. Sự thay đổi bất thường của lượng đường trong máu là nguyên nhân gây tiểu đường.
Ảnh minh họa: Internet
2. Ăn quá nhiều đồ ngọt
Hấp thụ quá nhiều đường trong một ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Cơ thể cần hàm lượng đường khác nhau tùy thuộc vào tần suất tập thể dục và hoạt động hàng ngày của mỗi người. Do đó, nếu hấp thụ quá nhiều đồ ngọt làm thừa đường trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến chức năng tiết insulin và gián tiếp hình thành bệnh tiểu đường.
3. Béo phì
Gần 90% bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân hoặc béo phì. Hệ thống miễn dịch của những người thừa cân luôn phản ứng đối với các mô mỡ, dẫn đến tác động tiêu cực bao gồm việc đối kháng lại lượng insulin trong máu. Bệnh tiểu đường từ đó mà được hình thành.
Ảnh minh họa: Internet
4. Tuổi tác
Sau tuổi 45, sức đề kháng và miễn dịch càng yếu, chức năng cơ thể giảm, trong đó có cả chức năng bài tiết insulin. Khi cơ thể không tạo ra đủ insulin để chuyển hóa đường, đường trong cơ thể sẽ tích tụ nhiều dần và dẫn đến căn bệnh phổ biến này.
3 loại vitaminngười mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung
1. Vitamin B1
Vitamin B1, hay còn gọi là Thiamine là một loại vitamin thường thấy trong các loại thực phẩm như đậu xanh, măng tây, hạt hướng dương, hạt chia, hạt mè… Bổ sung vitamin B1 đúng cách có thể duy trì lượng đường trong máu bình thường, hạ đường huyết, giảm cholesterol xấu gây tắc mạch máu cũng như phòng ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng hiệu quả. Đồng thời, vitamin B1 còn hỗ trợ phục hồi tế bào và chức năng tuyến tụy, tăng cường sinh sản insulin, giảm nguy cơ tiểu đường.
2. Vitamin C
Nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân tiểu đường khi sử dụng vitamin C đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm 36% lượng đường trong máu và sau bữa ăn. Vitamin C giúp tăng cường khả năng kiểm soát, điều hòa đường huyết và giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường có thể tự bổ sung loại vitamin này cho cơ thể qua những thực phẩm như ổi, cam, ớt chuông, bông cải xanh, kiwi, chanh, đu đủ…
3. Vitamin D
Thiếu vitamin D không chỉ gây bệnh còi xương ở trẻ nhỏ và loãng xương ở người cao tuổi, mà còn dẫn đến giảm bài tiết insulin trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây tiểu đường. Vitamin D có tác dụng ngăn chặn, làm chậm sự hình thành và phát triển của bệnh tiểu đường.
Bổ sung vitamin D đều đặn còn có lợi trong việc hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tránh tình trạng xơ vữa động mạch, hạn chế các biến chứng của căn bệnh này. Để nạp vitamin D cho cơ thể, có thể hấp thụ trực tiếp từ ánh sáng mặt trời buổi sớm, hoặc từ các loại thực phẩm như trứng, sữa, hải sản, dầu cá,…
Cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường
1. Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Như đã nói, thức khuya là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Nhịp sống hiện đại kéo theo ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của mọi người, thường xuyên dẫn đến tình trạng mệt mỏi, tinh thần uể oải và buồn ngủ. Thay vì cố gắng thức khuya để hành hạ cơ thể, bạn hoàn toàn có thể đi ngủ sớm hơn và dậy sớm vào buổi sáng hôm sau để xử lý những công việc còn sót lại. Một cuộc sống lành mạnh, kỷ luật, tự giác sẽ khiến cơ thể sảng khoái và năng động hơn, nguy cơ mắc bệnh cũng giảm đi nhiều.
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Họa từ miệng mà ra, nên phải bắt đầu từ chế độ ăn uống để giải quyết vấn đề về sức khỏe. Hạn thức ăn chứa nhiều tinh bột, đồ ngọt và dầu mỡ, và tăng cường bổ sung, chất đạm, chất xơ từ hoa quả và rau xanh để cân bằng lượng đường trong máu hiệu quả.
3. Tăng cường vận động, rèn luyện sức khỏe
Ảnh minh họa: Internet
Tập thể dục có thể giúp tiêu thụ và chuyển đổi đường thành năng lượng cần thiết cho cơ thể, do đó làm giảm lượng đường trong máu. Không cần thiết phải ứng dụng những bài tập khó cần nhiều sức, bệnh nhân tiểu đường có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhưng phải đều đặn như đi bộ, yoga, bơi lội để tăng cường sức chịu đựng cho tim và kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
Lập kế hoạch, thời gian, tần suất vừa phải trong phạm vi chịu đựng của cơ thể, đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày là hợp lý.
4. Khám sức khỏe định kỳ
Thực tế thì, nhiều triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường như thèm ăn, sút cân, chậm lành vết thương, mệt mỏi… có thể xuất hiện từ rất sớm. Vậy nên phải biết và xác định được những tín hiệu mà cơ thể gửi đến bạn để nhanh chóng đi kiểm tra và khắc phục hoặc điều trị sớm nhất có thể.
(Theo Toutiao)