3 nhóm đồ dùng sau đây tốt nhất không nên cho vào lò vi sóng kẻo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Nhiều người có thói quen hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng vì tính tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, có nhiều loại thức ăn không nên làm nóng lại vì sẽ gây hại cho người ăn.

TIN MỚI

Hiểu Lệ thường dậy sớm mỗi ngày để làm cơm mang đến công ty ăn trưa. Buổi trưa, cô dùng lò vi sóng để hâm thức ăn. Điều này có thể giải quyết bữa trưa một cách dễ dàng. Việc này đã diễn ra gần một năm. Hiểu Lệ cảm thấy, mang cơm trưa đến văn phòng tiết kiệm được rất nhiều tiền.

Tuy nhiên, có một người bạn đồng nghiệp cho Hiểu Lệ xem một bài báo, trong đó nói rằng việc hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, rất dễ gây rối loạn nội tiết tố, chức năng máu bất thường, hệ miễn dịch suy yếu, thậm chí là dẫn đến ung thư. Sự thật có đúng như vậy không?

3 nhóm đồ dùng sau đây tốt nhất không nên cho vào lò vi sóng kẻo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe - Ảnh 1.

Hiểu Lệ thường xuyên hâm nóng thức năng bằng lò vi sóng

Ăn thực phẩm hâm nóng bằng lò vi sóng sẽ gây ung thư?

Các bạn thường nghe nói rằng, sử dụng lò vi sóng lâu ngày sẽ bị ung thư do lò vi sóng hoạt động bằng cách sử dụng bức xạ tần số vô tuyến (RF). Thực ra loại bức xạ này có ở quanh bạn cả ngày và đêm, dù bạn có dùng lò vi sóng hay không.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, bức xạ RF do lò vi sóng sản sinh ra tập trung mạnh hơn, song dù vậy, nó vẫn an toàn trong mức cho phép, miễn là được sử dụng đúng cách và không hề đe dọa gì.

Lò vi sóng sử dụng các bước sóng điện tử cực ngắn để làm chín thực phẩm từ bên trong ra ngoài. Phương pháp này được hiểu đơn giản là các phân tử nước trong thực phẩm dưới sự ảnh hưởng của sóng viba sẽ chuyển động nhanh và sinh ra nhiệt làm chín thức ăn. Nếu thực phẩm có nhiều nước, nhiệt độ làm nóng thậm chí không vượt quá 100 độ C, ngược lại sẽ làm giảm nguy cơ sản sinh các chất gây ung thư . Do đó, không cần phải lo lắng về vấn đề thực phẩm được làm nóng bằng lò vi sóng.

Tác dụng của lò vi sóng đối với thực phẩm

Lò vi sóng không làm mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm

Các chất dinh dưỡng bị phá hủy khi bị nóng quá, chứ không riêng gì khi dùng trong lò vi sóng. Việc nấu thức ăn trong nước hay các chất lỏng khác cũng có thể khiến chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị mai một.

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, do việc nấu ăn bằng lò vi sóng nhanh và dùng rất ít chất lỏng, nên nó bảo quản được các chất dinh dưỡng tốt hơn so với một số biện pháp nấu nướng khác như đun sôi hay hấp.

Nhiều người cho rằng, thực phẩm khi nấu bằng lò vi sóng sẽ bị nhiễm xạ, thực ra lò vi sóng không gây phóng xạ. Lò vi sóng chỉ tạo ra những sóng điện từ làm chín thức ăn, vì thế không thể khiến thức ăn bị nhiễm xạ, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi nấu ăn bằng lò vi sóng.

Tất nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều thích hợp để hâm nóng trong lò vi sóng.

Ngoài ra không cho 3 nhóm đồ dùng sau đây vào lò vi sóng

– Không cho hộp giấy, giấy báo: Thành phần của hộp giấy có chứa syrofom, đây vốn là một loại nhựa, nên rất độc hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong lò vi sóng. Ngoài ra, sau khi các sản phẩm giấy được làm nóng trong lò vi sóng, nhiệt độ cao sẽ đốt cháy túi giấy. Từ đó dễ tạo ra hỏa hoạn, có thể tạo ra khí độc. Do đó bạn tránh hâm nóng đồ ăn được đựng trong hộp giấy, giấy báo trong lò vi sóng trừ khi trên hộp giấy có đề là “an toàn khi dùng với lò vi sóng”.

– Không cho hộp nhựa, hộp xốp dùng một lần: Hộp nhựa dùng một lần để đựng sữa chua, sữa, bơ… hay hộp xốp đựng cơm trưa không nên làm nóng bằng lò vi sóng. Chúng được chế tạo sử dụng một lần và không phù hợp để chịu nhiệt độ cao. Hộp đựng có thể bị biến dạng hoặc tan chảy, giải phóng hóa chất. Từ đó các chất độc hại sẽ xâm nhập vào thực phẩm gây nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe.

– Đồ kim loại: Không đựng thức ăn trong các vật dụng kim loại như nhôm, sắt, thép… để hâm nóng bằng lò vi sóng. Nguyên nhân là bởi sóng vi ba của lò vi sóng không xuyên qua được kim loại mà bị phản xạ lại vào thành lò, làm nóng xung quanh, dẫn tới cháy nổ, hư hỏng lò và ảnh hưởng nghiêm trọng tới những người đứng xung quanh.

Nguồn QQ

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin