Căn cước công dân (CCCD), thẻ ngân hàng… là những loại giấy tờ mà ai cũng cần đem bên mình. Tuy nhiên, khi để tất các những thứ này trong ví, người dùng cũng khó mà tránh khỏi việc để quên, làm rơi hoặc bị mất. Khi lưu trữ giấy tờ qua Ví QR trên Zalo là người dùng có thể cung cấp đầy đủ thông tin hoặc xuất trình các giấy tờ khi cần, cho dù không mang theo giấy tờ bên mình.
Vì sao nên lưu trữ Căn cước công dân, thẻ ngân hàng trên Zalo?
Căn cước công dân, thẻ ngân hàng… là những loại giấy tờ mà ai cũng cần đem bên mình. Tuy nhiên, khi để tất các những thứ này trong ví, người dùng cũng khó mà tránh khỏi việc để quên, làm rơi hoặc bị mất.
Vì vậy, việc lưu trữ các loại giấy tờ quan trọng này trên các thiết bị di động hay tài khoản trực truyến là việc rất nên làm.
Hiện nay, Zalo đang là ứng dụng được rất đa số người dân Việt Nam sử dụng, trong đó cũng đã có tiện ích lưu trữ giấy tờ cá nhân, được gọi là Ví QR.
Chỉ cần tải lên thông tin, ảnh chụp của giấy tờ cần lưu trữ, Zalo sẽ tự tạo cho người dùng 1 mã QR của giấy tờ để quản lý. Khi cần dùng chỉ cần quét mã QR này là hiện lên đầy đủ thông tin của giấy tờ.
Ưu điểm của tính năng lưu trữ giấy tờ qua Ví QR trên Zalo là người dùng có thể cung cấp đầy đủ thông tin hoặc xuất trình các giấy tờ khi cần, cho dù không mang theo giấy tờ bên mình.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, các giấy tờ lưu trữ dạng này có thể sẽ không được chấp nhận trong một số trường hợp thực tế, đây chỉ là biện pháp lưu trữ để sử dụng trong những tình huống bất khả kháng.
Cách lưu trữ giấy tờ trên Zalo
Bước 1: Mở ứng dụng Zalo > Chọn Cá nhân > Chọn Ví QR.
Bước 2: Chọn Thêm thẻ mới > Chọn loại thẻ, giấy tờ bạn muốn thêm.
Tại đây đã gợi ý sẵn để người dùng lưu trữ Căn cước công dân, thẻ ngân hàng, giấy chứng nhận tiêm chủng, các loại thẻ thành viên khác…
Bước 3: Thêm thông tin, ảnh chụp giấy tờ
Bước 4: Ấn lưu để hoàn thành
Sử dụng mã QR, giấy tờ bản điện tử thay bản giấy sẽ dần phổ biến
Những năm gần đây, Việt Nam đang đẩy mạnh sự phát triển của công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Không chỉ được sử dụng trong thanh toán, kiểm tra xuất xứ hàng hóa… hiện nay, mã QR cũng đã được đưa vào một số loại giấy tờ hành chính.
Trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể sử dụng thông tin trên mã QR của các loại giấy tờ này để xác nhận nhân thân và lấy đó làm căn cứ giải quyết thủ tục.
CCCD là loại giấy tờ nhân thân đầu tiên có mã QR, sau đó Bộ Tư pháp đã ban hành bản điện tử có mã QR của các giấy tờ hộ tịch khác là giấy khai sinh và giấy chứng nhận kết hôn tại Thông tư số 01/2022/TT-BTP .
Theo Thông tư 1, bản điện tử giấy tờ hộ tịch có giá trị sử dụng như giấy tờ bản giấy trong các giao dịch, thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến. Đồng thời, có giá trị thay thế giấy tờ hộ tịch bản giấy khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Đối với mã QR trên CCCD, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia ban hành kèm Quyết định 06/QĐ-TTg đã đề ra mục tiêu tích hợp nhiều ứng dụng cốt lõi như ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước… lên mã QR của thẻ Căn cước trong giai đoạn 2022 – 2025.