4 khoản chi tiêu nếu cắt giảm chỉ phản tác dụng với quá trình tiết kiệm của bạn: Tích lũy đâu không thấy, chỉ thấy hao tài tốn của thêm

Thời buổi kinh tế khó khăn, tiết kiệm là việc cần làm nhưng bên cạnh đó cũng có những thứ cần chi và duy trì, thay vì cắt giảm.

TIN MỚI

Nhiều người vẫn đánh đồng tiết kiệm với việc cắt giảm chi tiêu. Với suy nghĩ ấy, họ chỉ chăm chăm tìm cách cắt giảm từng đồng một, mà bỏ qua việc nhìn nhận giá trị của khoản chi ấy về lâu về dài.

Đương nhiên, tiêu tiền đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ tiết kiệm. Chuyện này rõ ràng không có gì sai hay cần phải bàn cãi thêm. Nhưng chỉ vì thế mà “cắt cho bằng hết” là quyết định sai lầm. Có những thứ, nếu lúc này tiếc tiền không chi, bạn có thể tiết kiệm được thêm vài đồng nhưng tương lai lại cảm thấy hối hận đấy!

4 khoản chi tiêu nếu cắt giảm chỉ phản tác dụng với quá trình tiết kiệm của bạn: Tích lũy đâu không thấy, chỉ thấy hao tài tốn của thêm- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Dưới đây là 4 khoản chi bạn không nên tiếc, càng không nên cắt giảm. Ngược lại, có khoản chi càng nhiều càng tốt, vì chúng có khả năng hồi vốn sinh lời cực cao trong dài hạn.

1 – Đi học, cải thiện kỹ năng nghề nghiệp/kỹ năng nghiệp vụ

Thời buổi này mà để sự nghiệp học hành chấm hết sau 4-6 năm trên giảng đường đại học là suy nghĩ không thể thiển cận hơn. Trong bối cảnh thị trường việc làm có tính cạnh tranh cao do làn sóng sa thải như hiện tại, hãy thử tự hỏi bản thân xem đâu là lợi thế cạnh tranh của mình?

Nếu bạn chưa biết hoặc chưa thể tìm ra yếu tố “nổi bật hơn người khác” để trả lời cho câu hỏi phía trên, đáp án có sẵn ở đây: Khả năng đa nhiệm (có thể làm nhiều việc cùng lúc).

Bởi thế, việc chi tiền đi học để cải thiện kỹ năng nghiệp vụ hoặc học thêm các kỹ năng mới – có thể liên quan tới công việc hiện tại hoặc không, là điều vô cùng cần thiết.

4 khoản chi tiêu nếu cắt giảm chỉ phản tác dụng với quá trình tiết kiệm của bạn: Tích lũy đâu không thấy, chỉ thấy hao tài tốn của thêm- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bạn có thể tham khảo các khóa học miễn phí trước khi chi tiền cho các khóa học nâng cao trên Udemy, Coursera,… Học không bao giờ là thừa, nhất là khi bạn muốn giữ được việc hoặc có thêm việc để đa dạng hóa thu nhập.

Đừng tiếc tiền đi học, vì học thì “ấm vào thân” thôi mà.

2 – Các công cụ phục vụ công việc

Hay nói cách khác chính là những “chiếc cần câu cơm”. Dễ hiểu thôi, nếu bạn đang làm những công việc trí óc, thay vì những công việc thuần tay chân, đầu tư cho công cụ làm việc là nước đi thông minh và cần thiết để giảm thời gian làm việc, đồng thời tăng hiệu suất.

Laptop, máy tính bảng và điện thoại có lẽ là 3 “chiếc cần câu cơm” phổ biến nhất mà ngành nghề nào cũng cần. Nếu chiếc laptop của bạn đã “già” quá rồi, mở 1 tab cũng mấy tới mấy chục giây, đừng tiếc tiền mà chày cối bắt nó ì ạch phục vụ bạn nữa. Tương tự với điện thoại hoặc máy tính bảng, nếu bạn là người làm nội dung trên MXH hoặc đang kinh doanh online, làm tiếp thị liên kết, “lên đời” điện thoại hay máy tính bảng cũng không phải là điều gì quá phi lý.

Ngoài 3 “chiếc cần câu cơm” có thể sờ tận tay ấy, tùy vào lĩnh vực nghề nghiệp hiện tại mà bạn có thể cân nhắc chi tiền để đầu tư những công cụ “vô hình” nhưng cực hữu ích: Tài khoản AI, tài khoản Photoshop, Affter Effect, Premiere có trả phí.

3 – Những chuyến du lịch hoặc bất cứ hoạt động nào có khả năng giúp bạn “sạc pin”

Chúng ta là người chứ không phải một chiếc máy vô tri vô giác. Sơ hở là “đi chữa lành” là không nên; nhưng tiết kiệm khắt nghiệt đến mức cả năm, thậm chí là vài năm, không dám chi tiền cho các hoạt động giúp bản thân tìm được sự thư giãn, cũng không phải là điều tốt.

4 khoản chi tiêu nếu cắt giảm chỉ phản tác dụng với quá trình tiết kiệm của bạn: Tích lũy đâu không thấy, chỉ thấy hao tài tốn của thêm- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Việc ấy chỉ khiến bạn nhanh rơi vào trạng thái burn-out hơn mà thôi. Tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, năng suất làm việc giảm, tất cả đều ảnh hưởng tới nguồn thu nhập.

Thế nên dù có muốn tiết kiệm, cũng đừng cắt hoàn toàn quỹ hưởng thụ của bản thân. Bạn có thể duy trì việc trích 5-10% thu nhập hàng tháng cho quỹ hưởng thụ. Đợi đến khi quỹ đã “hòm hòm” thì đi chơi một chuyến. Vậy là hợp lý nhất!

4 – Thẻ bảo hiểm sức khỏe

Với người trẻ, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và thẻ bảo hiểm sức khỏe có lẽ chính là 2 chiếc thẻ quyền năng nhất khi không may bị ốm hoặc phải đi khám.

Phần lớn mọi người đều có thẻ BHYT nếu đang làm việc toàn thời gian cho một công ty. Với thẻ BHYT, khi đi khám đúng tuyến, bạn sẽ được giảm kha khá chi phí, có thể lên tới 80% chi phí khám – điều trị.

Trong trường hợp bản thân hay ốm vặt hoặc có bệnh không quá nghiêm trọng nhưng thường xuyên phải thăm khám, nằm viện, hãy mua thêm cả thẻ bảo hiểm sức khỏe nữa nhé! Chi phí chỉ khoảng 2-3 triệu/năm thôi, tính ra chưa tới 300k/tháng.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin