Đây là những loại rau dễ kiếm, dễ mua, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
1. Rau diếp cá
Rau diếp cá còn được gọi là rau dấp cá, lá giấp, ngư tinh thảo,… và Houttuynia Cordata Thunb là tên khoa học của loại thực vật này. Đây là một loại cỏ nhỏ, sống tốt ở những nơi ẩm ướt và có thân rễ mọc ngầm phía dưới mặt đất. Rau diếp cá là loại thực vật không còn xa lạ, chúng có thể làm rau ăn và cũng có thể làm thuốc chữa bệnh. Lá và thân của cây diếp cá là hai bộ phận được dùng để làm thuốc.
Theo nhiều nghiên cứu, cây diếp cá chứa chất decanoyl-acetaldehyd – hoạt chất tương tự như kháng sinh. Vì vậy, loại thực vật này có công dụng kháng khuẩn hiệu quả, diệt nấm và ký sinh trùng. Ngoài ra, còn có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe trong rau diếp cá như: Vitamin B, A, canxi, đạm, chất xơ, sắt, kali,..
Rau diếp cá mang đến cho cơ thể con người nhiều tác dụng lớn như: Trị mụn, trị bệnh tiểu đường, thải độc, lợi tiểu, tăng sức đề khác, chữa viêm phổi, bệnh lý nhiễm trùng,… Loại rau này có tác dụng giải độc cơ thể, thanh nhiệt, mát gan.
2. Rau má
Rau má từ lâu đã được dùng như một bài thuốc quý giúp điều trị chứng rối loạn lo âu và giảm trí nhớ. Nhờ vào thành phần acid asiatic có tác dụng điều chỉnh hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acid gamma-aminobutyric (GABA) mà rau má có khả năng làm giảm lo lắng, căng thẳng. Từ đó điều trị được chứng trầm cảm, mất ngủ và mệt mỏi kéo dài.
Rau má có khả năng thúc đẩy thận và gan đào thải các chất thải ra ngoài qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu, ngăn chặn các chất độc hại tích lũy trong cơ thể. Bên cạnh đó, nguồn chất xơ dồi dào trong rau má giúp cơ thể thanh lọc, đào thải chất béo có hại, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và cân bằng lượng chất trong cơ thể.
Ngoài công dụng trên, rau má còn mang lại nhiều lợi ích khác như: Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, giúp giảm lo lắng và căng thẳng, cải thiện lưu thông và giảm sưng, giảm chứng mất ngủ, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và giảm thiểu sẹo, giúp giảm đau khớp, phòng chống bệnh phong và ung thư,…
3. Rau ngót
Cây rau ngót, có tên khoa học là Sauropus androgynus được trồng ở một số vùng nhiệt đới của châu Á và Trung Mỹ để làm thực phẩm. Đây là một loại rau thuộc họ Euphorbiaceae. Rau ngót không chỉ là thực phẩm yêu thích của nhiều người mà việc ăn rau ngót còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các vi chất dinh dưỡng là các hợp chất phenolic như carotenoid, vitamin chống oxy hóa và khoáng chất tương tự như các loại rau thông thường thường có. Ngoài ra, cây rau ngót còn chứa hầu hết các khoáng chất thiết yếu, bao gồm giàu natri, kali, canxi, phốt pho, sắt, magie, đồng, kẽm, mangan và coban cần thiết cho hoạt động thể dục tối ưu của hệ thống hàng ngày.
Việc bổ sung cây rau ngót trong chế độ dinh dưỡng cũng làm giảm dư lượng chất độc tế bào nhất định trong các cơ quan của cơ thể. Hơn nữa, ăn rau ngót giúp tăng cường bảo vệ gan, thận, lá lách. Thử nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng, hàm lượng chất diệp lục có trong rau ngót có thể chữa các chứng rối loạn đại tràng và trực tràng và đẩy lùi quá trình oxy hóa.
Với hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, ăn rau ngót thực sự rất tốt cho sức khỏe và góp phần hạn chế được nhiều bệnh như: Táo bón, tưa lưỡi cho trẻ, bồi bổ cơ thể sau sinh, chảy máu cam,… Tuy nhiên việc tuy thụ quá nhiều rau ngót cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như gây mất ngủ, cản trở quá trình hấp thu canxi…
4. Rau cần tây
Cây cần tây vừa là một loại rau vừa là một vị thuốc quý. Do chứa tới 95% nước nên nhiều người vẫn cho rằng loại rau này không có nhiều chất dinh dưỡng. Thực tế là, rau cần tây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe.
Cần tây có thể cung cấp tới 25% vitamin K mỗi ngày cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn chứa các loại vitamin khác như: A, B và C. Tuy hàm lượng calo trong cần tây thấp nhưng nó lại có một số khoáng chất như: Folate, kali, choline, mangan, canxi, phốt pho, magie,… Trong rau cần tây còn chứa florua và natri – hai loại chất điện giải giúp duy trì sự ổn định của huyết áp, tăng sức khỏe của cơ và hoạt động của các dây thần kinh, hỗ trợ làm lành tổn thương mô.
Bên cạnh đó, natri và kali là các chất điện giải có trong cần tây đóng vai trò hỗ trợ điều tiết chất lỏng và thanh lọc cơ thể từ đó giúp lợi tiểu. Mặt khác, loại rau này còn đóng góp vai trò không nhỏ trong quá trình sản xuất nước tiểu, làm cải thiện sức khỏe con người.
Rau cần tây cùng họ với các loại rau củ có tác dụng phòng chống ung thư như thì là, cà rốt, củ cải, ngò tây. Những loại rau này chứa hợp chất polyacetylene có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện của tình trạng tổn thương tế bào. Đã có các nghiên cứu chứng minh được rằng polyacetylene có khả năng giúp làm giảm độc tố đồng thời chống lại nguyên nhân hình thành ung thư, nhất là bệnh bạch cầu, ung thư ruột và ung thư vú.
Ngoài ra, rau cần tây còn có một số tác dụng khác như: Hỗ trợ giảm cân, phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu, kháng viêm, bảo vệ gan, phòng ngừa lở loét, giảm cholesterol,…
Tổng hợp