4 sai lầm khi rã đông thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc

Rã đông thực phẩm không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

TIN MỚI

Rã đông thực phẩm cần có thời gian, có loại thực phẩm có thể mất tới cả một ngày để rã đông hoàn toàn, chẳng hạn như thịt. Và nếu bạn quên lấy thịt hay một thực phẩm nào đó ra khỏi tủ đông trước, điều này có thể khiến bạn vội vã và rã đông bằng nhiều phương pháp không an toàn.

Dưới đây là 4 sai lầm nhiều người thường mắc phải khi rã đông thực phẩm, điều này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc.

1. Rã đông thực phẩm trong nước nóng

Sử dụng nước nóng để rã đông thực phẩm có vẻ như là một cách nhanh chóng và dễ dàng nhưng đây không phải là lựa chọn an toàn.

Làm như vậy sẽ làm tăng nhiệt độ của thịt hoặc các thực phẩm đông lạnh vượt quá mức 40 độ C và kích thích vi khuẩn phát triển.

Một cách an toàn hơn để rã đông thực phẩm trong nước là nhúng vào nước lạnh. Nước lạnh sẽ làm mềm thực phẩm nhưng không ở mức nhiệt độ nguy hiểm. Để đảm bảo nhiệt độ an toàn, bạn sẽ cần phải thay nước thường xuyên. Cơ quan Kiểm dịch và An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ – FSIS khuyến nghị nên thay nước khoảng 30 phút một lần để tránh thực phẩm ở môi trường trong vùng nguy hiểm không an toàn – tức là nhiệt độ vượt quá mức 40 độ C.

4 sai lầm khi rã đông thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc- Ảnh 1.

Rã đông thực phẩm trong nước nóng sẽ làm tăng nhiệt độ của thịt đến “vùng nguy hiểm”

2. Rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng

Bỏ một túi thịt hoặc thực phẩm đông lạnh nào đó ra bên ngoài và rã đông ở nhiệt độ phòng là cách làm của nhiều người. Tuy nhiên, phương pháp rã đông này tạo điều kiện cho vi khuẩn “tấn công” thực phẩm.

Cũng giống như việc rã đông trong nước nóng, Theo giải thích của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA, thịt sống đông lạnh an toàn vô thời hạn khi được đông lạnh hoàn toàn. Vi khuẩn không thể phát triển hoặc sinh sôi sau khi thịt được đông lạnh và bảo quản ở nhiệt độ dưới 4 độ C.

Tuy nhiên, để thịt trên bệ bếp hoặc trong bồn rửa cả ngày để rã đông có nghĩa là bạn đang để thịt ở nhiệt độ cao hơn 40 độ. Và khi thịt hoặc thực phẩm đông lạnh đạt 41 độ hoặc cao hơn, nó sẽ đi vào vùng nguy hiểm của vi khuẩn.

Thịt càng ấm, vi khuẩn sẽ càng tăng nhanh. Thêm vào đó, khi thịt rã đông, nó sẽ không rã đông đều. Lớp ngoài sẽ rã đông trước, để lại phần giữa vẫn đông lạnh. Điều này có nghĩa là lớp ngoài của thịt sống sẽ ở vùng nguy hiểm nhiều hơn, do đó tích tụ vi khuẩn có khả năng gây nguy hiểm.

Do đó, USDA khuyến cáo rằng thực phẩm dễ hỏng – bao gồm cả thịt sống – không bao giờ được để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ.

3. Rã đông thực phẩm bằng nồi nấu chậm

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nhiệt độ tối đa của nồi nấu chậm thường đạt từ 77 đến 138 độ C. Nhiệt độ này đủ cao để tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn có hại, nhưng USDA vẫn khuyến cáo rã đông hoàn toàn tất cả các loại thực phẩm trước khi cho vào nồi nấu chậm.

Tại sao không nên rã đông thực phẩm bằng nồi nấu chậm? Nấu thực phẩm đông lạnh sẽ làm tăng đáng kể thời gian cần thiết để thực phẩm của bạn đạt đến nhiệt độ an toàn là 60 độ C. Do đó, khi nấu bằng nồi nấu chậm, thực phẩm rã đông quá lâu sẽ khiến thực phẩm đó có nguy cơ cao ở mức nhiệt độ nguy hiểm và làm tăng nguy cơ ngộ độc.

4 sai lầm khi rã đông thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc- Ảnh 2.

Không nên rã đông thịt trong nồi nấu chậm

4. Rã đông đông thịt cùng các thực phẩm khác

Chắc hẳn rã đông thịt cùng với những thực phẩm khác là thói quen “vô tình” của nhiều người. Tuy nhiên, thịt luôn phải được rã đông riêng với các món khác. Thịt đặc biệt dễ mang vi khuẩn.

Nếu bạn đặt thịt sống cạnh các loại thực phẩm khác sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn chéo, đặc biệt là nếu bạn không nấu chín kỹ các loại thực phẩm khác.

Hướng dẫn cách rã đông thực phẩm đúng cách

Dưới đây là một số cách rã đông thực phẩm an toàn, trong đó có những cách có thể sử dụng khi bạn cần nấu thực phẩm ngay:

Rã đông trong tủ lạnh: Mặc dù rã đông trong tủ lạnh mất nhiều thời gian hơn, nhưng đây là cách an toàn để giữ thực phẩm của bạn tránh xa vùng nhiệt độ nguy hiểm trong khi rã đông. Tuy nhiên, cách rã đông này cần nhiều thời gian.

Rã đông trong nước lạnh: Đổ đầy bồn rửa hoặc một bát nhỏ nước lạnh từ máy lọc. Đảm bảo rằng thịt được đóng chặt trong túi sau đó đặt vào bồn lạnh, đậy kín và thay nước sau mỗi 30 phút.

Rã đông trong lò vi sóng: Bạn cho thịt hoặc thực phẩm vào lò vi sóng và chọn chức năng rã đông thực phẩm. Tuy nhiên, rã đông thực phẩm trong lò vi sóng có thể làm chín một phần thịt hoặc thực phẩm nào đó, có thể ảnh hưởng đến hương vị khi bạn chế biến, chẳng hạn như khiến thịt quá dai.

Nguồn: Tổng hợp, Ảnh: Cookist

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin