42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc: “Đừng lo sợ, nghi ngại, hãy đi tìm những cuộc phiêu lưu riêng mà mình thích cho đời mình”

Đó là chân dung của một Alan Phan thông minh, rắn rỏi, và rất thực tế. Trong phần lời tựa ông đã cảm ơn các đối thủ và cả những người từng làm hại ông, vì họ dạy ông nhiều bài học trong thương trường…

TIN MỚI

Thông tin về cuốn sách:

Tên sách: 42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc

Tác giả: Alan Phan

Giá: 45.000 đ

Số trang: 180

Nhà xuất bản Lao động xã hội

Giới thiệu sách:

Cuốn sách là những chia sẻ, phân tích mang tính gợi mở, rất thực tế và hữu ích về kinh doanh tại Mỹ và Trung Quốc của doanh nhân, tiến sĩ Alan Phan trong khoảng thời gian 42 năm. Với cách viết giản dị nhưng dí dỏm, sâu sắc, tác giả đã phản ánh những vấn đề tưởng như rất vĩ mô: kinh tế Mỹ, kinh tế Trung Quốc, nguồn vốn, chế độ pháp lý… trở nên gần gũi thiết thực hơn.

Cuốn sách cũng phác họa chân dung của một Alan Phan thông minh sắc sảo, rắn rỏi, và rất thực tế. Trong phần lời tựa ông đã cảm ơn các đối thủ và cả những người từng làm hại ông, vì họ đã dạy ông rất nhiều bài học trong thương trường, khiến ông không té nặng khi lên cao; một Alan Phan với tôn chỉ “Đừng lo sợ, nghi ngại, hãy đi tìm những cuộc phiêu lưu riêng mà mình thích cho đời mình. Bạn sẽ gặp nhiều đắng cay thất vọng, nhưng bạn cũng sẽ gặp nhiều may mắn thành công. Giữ niềm tin: Cứ đi ắt sẽ đến.”

Tác giả phân tích rất sắc sảo, thực tế về chuyện kinh doanh và doanh nhân, vấn đề vốn liếng cho doanh nghiệp, khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quan hệ làm ăn với các đối tác, thậm chí là đối thủ, đạo đức và kỷ cương quản trị doanh nghiệp, kỹ năng cần thiết và sự sáng tạo trong doanh nghiệp, cạnh tranh trong thương trường, các cơ hội và rủi ro luôn tiềm ẩn đan xen… Cuốn sách không chỉ hữu ích với những doanh nghiệp đang làm việc với các đối tác nước ngoài như Mỹ và Trung Quốc, mà còn là bài học khởi nghiệp, điều hành doanh nghiệp hữu ích với bất cứ doanh nghiệp nào.

Trích đoạn sách hay:

Làm chủ ở quê nhà

Bắt tay vào kinh doanh rồi, tôi mới thấy có quá nhiều thứ lặt vặt cũng như to lớn, phải lo lắng. Mới 25 tuổi đời, tôi đã mất ngủ thường xuyên. Công ty mới khởi nghiệp giống như con tàu bị thủng nhiều lỗ, vá hết chỗ này lại bị xì ra chỗ khác, không ngừng nghỉ. Nhưng tôi lại thấy thú vị với những cảm giác mạnh đó, có lẽ do tuổi trẻ chưa biết sợ là gì. Tôi nghĩ nếu mình gì dặn khôn ngoan hơn, có lẽ chuyện Dona Foods đã không xảy ra. Nhưng cũng có thể nói, cảm giác vượt qua khó khăn rất thú vị.
 
Khi nhà máy hoàn thành, nhìn thấy ngàn nhân viên trong dây truyền sản xuất, và cầm trên tay từng sản phẩm mới ra lò, tôi thấy rất hãnh diện. Trong ngày khánh thành, khi mọi quan khách đã về hết, tôi leo lên chòi canh của nhà máy, để hồn bay cao suy ngẫm về “nghề” hay “nghiệp” kinh doanh và vị trí của mình trên dòng nước xoáy. Cảm giác này là động lực thúc đẩy tôi trong những lần thất bại hay thành công về sau. Tôi thấy động lực thúc đẩy tôi trong những lần thất bại hay thành công về sau. Tôi thấy chỉ có cảm giác lớn hơn trong đời là ngày đầu tiên tôi được làm cha mà thôi.

Nhưng sự trả giá cho nghiệp kinh doanh cũng lớn tương đương với niềm vui tạo đước. Khó khăn chồng chất, từ những vấn đề vĩ mô như dòng vốn luân chuyển, doanh thu hàng tháng, cho đến những rắc rối nhỏ liên tục với công đoàn, thiết bị, khách hàng, hay sản phẩm. Đời sống doanh nghiệp giống như những liên hệ trong một đại gia đình phức tạp, khách hàng là cha, cổ đông là mẹ, ngân hàng là tình nhân, nhân viên là bầy con mọn, quan chức chính phủ là chú bác, nhà cung cấp là anh chị em, các đối thủ cạnh tranh là hàng xóm láng giềng… Mọi người đều có những đòi hỏi về thì giờ và tiền bạc, phi lý hay thuận lợi theo quan điểm họ, và doanh nhân phải chia năm sẻ bảy sao cho vừa vặn.

[…]

Câu chuyện của tôi khi khởi nghiệp

…Năm 1978, khi tôi đang làm việc cho một ngân hàng đầu tư ở Los Angeles, một người bạn Việt kiều rủ tham gia thành lập một nhà máy ở thành phố Ensenada tại Mexico. Chúgn tôi liên doanh với một công ty Nhật chuyên thu gom rong biển để sản xuất bột thuốc Spirulina cho thị trường dược phẩm. Dự án mất cả năm mới hoàn thành. Theo yêu cầu của chính quyền địa phương, chúng tôi không được phép mua trực tiếp rong biển từ ngư dân mà phải mua qua hợp tác xã. Hoạt động được 3 tháng, các ngư dân Mêxico thaýa có lợi nên đổ xô đi khai thác, dẫn đến nguồn cung rong biển bắt đầu vượt so với nhu cầu, Theo lẽ tự nhiên, nếu cung vượt cầu thì phải bớt giá, nhưng trái lại hợp tác xã nơi đây lại đòi tăng giá.
 
Chúng tôi không hài lòng về chuyện này vì trong khi hợp tác xã mua rong biển của ngư dân chỉ khoảng 800USD/tấn, nhưng bán lại cho chúng tôi với giá 1.1000USD/tấn. Thậm chí, sau đó giá mua của HTX từ người dân chỉ còn 600USD, nhưng đòi bán cho chúng tôi với mức 1.200USD. Trưởng xưởng lúc đó là một người Nhật, thấy phi lý nên quyết định không mua từ HTX nữa mà mua trực tiếp từ ngư dân. Thế là lãnh đạo HTX họp lại và đòi chín quyền địa phương đóng cửa nhà máy, rồi tổ chức người đánh anh trưởng xưởng người Nhật, đồng thời cho người đến biểu tình trước lãnh sự quán Nhật. Thấy lộn xộn, phía Nhật đóng cửa luôn nhà máy, thế là chúng tôi mất trắng tiền bạc đầu tư và thời gian công sức bỏ vào dự án này.

Anh bạn Việt kiều trong vụ kinh doanh rong biển của tôi là một doanh nhân không biết mệt mỏi, luôn tìm ra các dự án làm ăn mới, giống như là đã bị … “nghiện”. Khi đó, có một giáo sư đại học thử nghiệm nuôi bào ngư trên biển với tỷ sống khá cao. Anh bạn cùng tôi kêu vốn để thành lập xưởng nuôi ở Santa Barbara, tốn khoảng 500 ngàn USD. Nhưng chỉ nuôi được một mù thì việc nuôi đại trà không thành công như mong đơi, vì bao ngư nuôi công nghiệp không lớn bằng bào ngư nuôi trong phòng thí nghiệm, rồi ô nhiễm ngoài biển ảnh hưởng làm cho toàn bộ bào ngư chết hết. Thế là lại một lần nữa chúng tôi trắng tay vì những điều không có trong toan tính

Về tác giả: Tiến sĩ Alan Phan là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập đoàn Harcourt của ông đạt mức thị giá 670 triệu USD, hiện tách thành 5 công ty (HRCT, SRRY, ETLK, ENVI va SPXP) và tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Ông cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online ở Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn ở Wall Street (Hoa Kỳ). Hiện nay, Tiến sĩ Alan Phan là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA (quỹ riêng của gia đình) và là chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều tập đoàn đa quốc gia. Ông cũng là cổ đông lớn tại 6 công ty đại chúng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Phan du học Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp Cử nhân tại Penn State (Hoa Kỳ), Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại American Intercontinental (Hoa Kỳ), Tiến sĩ tại Sussex (Anh) và Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh tại Southern Cross (Australia). Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc (Fudan, TongJi).

Theo Thaihabook

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin