Bác sĩ Zhang Yu, Phó giám đốc Khoa Ung thư của Bệnh viện Chiết Giang, nhắc nhở rằng nếu bạn nhận thấy 5 cảm giác khó chịu này trong cơ thể khi ngủ vào ban đêm thì bạn phải đi khám ngay lập tức bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Nghiên cứu mới, do các chuyên gia tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, thuộc Đại học Khoa học và Kỹ thuật ở Zurich (ETH Zurich) thực hiện và đã được công bố trên tạp chí khoa học hàng đầuNaturevới sự tham gia củatổng cộng 30 bệnh nhân nữ nhập viện vì ung thư vú tiến triển, trong đó 21 bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu và 9 bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối đã di căn.Kết quả cho thấy, có đến 78,3% các tế bào ung thư vẫn tiếp tục hoạt động vào ban đêm khi người tham gia chìm vào giấc ngủ.
Để xác minh tính chính xác của kết quả, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bốn mô hình chuột bị ung thư vú khác nhau và thu được kết quả tương tự.
Điều này cho thấy điều gì? Đó là tế bào ung thư vẫn hoạt động mạnh vào ban đêm. Do vậy nếu khi ngủ xuất hiện các dấu hiệu này, hãy thăm khám bác sĩ để được sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt, theo Sohu (Trung Quốc):
1. Các cơn đau mãn tính cảnh báo ung thư
Đau mãn tính là loại đau kéo dài hơn so với thời gian bình thường cho việc chữa lành, thường là hơn 3 đến 6 tháng. Đau mãn tính có thể có nhiều cấp độ tiến triển từ nhẹ đến nghiêm trọng, có thể xảy ra liên tục hoặc ngắt quãng và có thể không có nguyên nhân rõ ràng. Đau mãn tính có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần và thể chất, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nếu xuất hiện các cơn đau bất thường ở bất kì bộ phận nào đó trên cơ thể mà cảm giác đau không thuyên giảm ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi hoặc cơn đau thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm mỗi khi bạn ngủ thì đây có thể cảnh báo dấu hiệu ung thư. Tùy thuộc vào từng vị trí cơn đau mà loại ung thư có thể khác nhau:
– Đau nhức xương cảnh báo ung thư xương hoặc tế bào ung thư di căn tới xương dẫn tới các cơn đau nặng nề và kéo dài từ đêm này tới đêm khác.
Các triệu chứng của ung thư xương có thể bao gồm đau xương, đặc biệt là đau tăng lên vào ban đêm hoặc khi vận động, sưng hoặc bất thường cảm giác tại khu vực có khối u, gãy xương dễ dàng mà không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, sút cân không giải thích được và sốt hoặc ớn lạnh có thể xuất hiện nếu có nhiễm trùng.
– Đau vùng lưng dưới (thắt lưng), vùng chậu, hông có thể liên quan tới ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư thận.
– Đau vùng cổ có thể là ung thư hạ họng.
– Đau đầu kéo dài cảnh báo khối u ung thư não.
– Đau vùng bụng hoặc đau hông thường xuyên cảnh báo ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy.
– Đau khi tiểu tiện hoặc đại tiện có thể cảnh báo ung thư đại trực tràng hoặc ung thư bàng quang.
2. Ho khan không dứt
Ho khan là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ chất nhầy, dịch tiết, hoặc các chướng ngại vật khác từ đường hô hấp. Ho khan không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau, từ cảm lạnh thông thường, dị ứng với không khí khô, viêm thanh quản, viêm phế quản cho đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như viêm phổi hoặc ung thư phổi.
Ho có thể xuất hiện tạm thời do kích ứng nhẹ hoặc có thể là ho mãn tính nếu kéo dài hơn vài tuần. Với ung thư phổi, ho khan nghiêm trọng hơn khi khối u phát triển chèn ép vào các cấu trúc trong phổi.
Các triệu chứng khác của ung thư phổi ngoài ho khan kéo dài còn có thể kèm theo khó thở, đau ngực, sút cân không giải thích được, ho ra máu.
3. Đổ mồ hôi đêm liên tục
Toát mồ hôi khi ngủ là hiện tượng cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi vào ban đêm trong lúc đang ngủ, cơ thể không hề có những hoạt động mạnh mà vẫn đổ mồ hôi đầu, tay và chân.
Bên cạnh những nguyên nhân thời tiết quá nắng nóng, không gian ngủ bị bí, không thoáng đãng, đắp nhiều chăn…, toát mồ hôi khi ngủ còn do những nguyên nhân khác, phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh như rối loạn thần kinh thực vật, phong thấp, phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh, hạ đường huyết, tác dụng phụ của thuốc, một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm tủy xương, HIV/AIDS…; các bệnh về thần kinh như đột quỵ, rỗng tủy… gây ra.
Tuy nhiên đổ mồ hôi đêm liên tục cũng có thể cảnh báoung thư hạch bạch huyết (lymphoma), bệnh bạch cầu ác tính cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng toát mồ hôi khi ngủ.
Các triệu chứng điển hình của ung thư hạch ngoài đổ mồ hôi ban đêm, bệnh nhân có thể bị sụt cân không rõ nguyên nhân và sốt nhẹ.
4. Thường xuyên bị chuột rút ở chân
Một số bệnh ung thư có thể ảnh hưởng tới các vấn đề trong quá trình chuyển hóanatri, kali,canxivàmagietrong cơ thể, từ đó tác động tới sự co cơ và gây ra tình trạng chuột rút.
Trong đó ung thư xương hoặc ung thư máu khiến người bệnh thường xuyên bị chuột rút do nồng độcanxitrong máu tăng hay còn gọi là tăngcanxihuyết ác tính. Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với chuột rút trong chu kì kinh nguyệt, vận động quá sức, lão hóa hệ thần kinh, xơ vữa động mạch ngoại biên, loãng xương,…
Chuột rút kèm theo đầy hơi không rõ nguyên nhân cũng có thể cảnh báo ung thư đại trực tràng, dù chuột rút không phải triệu chứng phổ biến, nhưng chính điều này lại khiến người bệnh chủ quan và phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
5. Đi tiểu đêm liên tục
Với người cao tuổi, tiểu đêm là một tình trạng sức khỏe thường gặp do sự lão hóa của hệ tiết niệu bao gồm bàng quang và tuyến tiền liệt hoặc các vấn đề như uống quá nhiều chất lỏng trước khi đi ngủ, rối loạn giấc ngủ, tiểu đường, viêm nhiễm đường tiểu hoặc suy tim.
Tuy nhiên, đi tiểu đêm thường xuyên, kéo dài cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư đường tiết niệu, ung thư bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn khi khối u phát triển và chèn ép các cơ quan. Hãy đặc biệt chú ý nếu bị tiểu đêm thường xuyên kèm theo các triệu chứng như tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, tinh dịch có lẫn máu, bị tiểu són, tiểu không tự chủ và đau nhức vùng chậu.
Nhìn chung, việc quan sát những dấu hiệu bất thường của cơ thể là điều vô cùng quan trọng giúp phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời. Ung thư khi được phát hiện sớm sẽ có tiên lượng sống tốt hơn.
Ngoài ra, nếu đang có các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, gia đình có tiền sử người mắc bệnh ung thư, làm việc trong môi trường độc hại,… bạn cũng cần thăm khám sàng lọc ung thư định kì theo chỉ định của bác sĩ.