5 lý do Việt Nam không nên phá giá đồng tiền giữa căng thẳng thương mại Mỹ – Trung

“Phá giá” đồng VNĐ là kiến nghị vội vàng, không phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM) nhận xét.

Biến động của nhiều đồng tiền lớn trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung dẫn đến không ít kiến nghị về việc phá giá đồng VNĐ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, ông Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh việc điều hành tỷ giá chỉ nên được coi là một phần trong kết hợp chính sách để tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế, đồng thời, ổn định bức tranh vĩ mô.

Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung có khả năng tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Dù vậy, dựa vào tỷ giá theo cách “phá giá” để ứng phó với bất lợi này, là không phù hợp, ông Dương cho biết. 

Nguyên nhân, thứ nhất, bất định đối với thương mại hiện nay xuất phát từ những vấn đề của kinh tế thực của Mỹ và Trung Quốc. Những điều này đều khó xử lý trong ngắn hạn. Do vậy, ở chừng mực nào đó, dùng biện pháp tiền tệ để xử lý các vấn đề kinh tế thực, là khó mang lại hiệu quả bền vững.

“Xử lý vấn đề của nền kinh tế thực cần những giải pháp thực, đi từ phía cung, chứ không phải từ biện pháp tiền tệ”, ông Dương nói.

Thứ hai, trong hầu hết trước hợp tỷ giá đều thay đổi quá mức cần thiết trước khi điều chỉnh trở lại. Vì vậy, các điều chỉnh chạy theo diễn biến đồng NDT có thể làm tăng bất định đối với điều hành chính sách tiền tệ nói chung và tỷ giá nói riêng. Điều này tạo tác động tâm lý lên các nhà đầu tư, vốn rất dễ phản ứng quá mức.

Ông Dương nói rằng, thực tế việc điều chỉnh tỷ giá, dù chỉ ở mức định hướng, tâm lý của nhà đầu tư cũng đã thay đổi. Những người này không giữ tiền USD đến cuối năm để xem tăng được bao nhiêu, nhờ tỷ giá. 

Cái họ quan tâm là lợi nhuận của họ sẽ suy giảm như thế nào, tính theo VNĐ. Trong bối cảnh tỷ giá hiện nay, tác động tâm lý sẽ khiến cho chi phí quản trị rủi ro của nhà đầu tư lớn tăng lên. Tệ hơn nữa, ông Dương nhấn mạnh nó có thể ảnh hưởng đến việc đầu tư tại Việt Nam.

Thứ ba, điều chỉnh tỷ giá không phải lúc nào cũng giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam. Việc điều chỉnh chỉ chỉ có thể giúp tăng xuất khẩu nếu kinh tế vĩ mô được giữ ổn định. Dù vậy, đây là thách thức khá lớn đối với Việt Nam.

Thứ  tư, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Việc đồng NDT mất giá cũng làm đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn (khi quy ra VNĐ). Do chi phí đầu vào (từ nhập khẩu) giảm, hàng Việt Nam có thể không kém cạnh tranh hơn so với hàng Trung Quốc ở thị trường thứ ba.

Thứ năm, giá cả không ít mặt hàng trên thế giới đang có xu hướng tăng. Nếu “phá giá” VNĐ, dù chỉ ở mức 2-3%, thì Việt Nam có thể gặp phải tình trạng “nhập khẩu lạm phát” song song với rủi ro suy giảm kinh tế – điều đã gặp phải trong giai đoạn 2008-2009.

Như vậy, đề xuất phá giá VNĐ, được ông Dương nhìn nhận là “lấy đà ghè chân mình”.

Trước đó, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã bày tỏ quan điểm có thể làm mất giá VNĐ từ 2 – 3% từ nay đến hết cuối năm. Ông Thành nhận định việc theo đuổi chính sách tỷ giá mềm dẻo, đi dây giữa hai nền kinh tế đang xung đột là “lưỡi dao”  lách được vào để tìm được lợi ích. 

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin