Thường xuyên bổ sung gan lợn vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bổ khí, bổ huyết, tích lũy năng lượng và cải thiện sức khỏe.
Người đàn ông là trụ cột của gia đình. Tuy nhiên, nhịp sống của xã hội hiện đại khiến cho nam giới chịu rất nhiều áp lực cả về công việc và cuộc sống. Chính vì vậy, nam giới ít nhiều đều bị thiếu hụt khí và huyết. Cơ thể bị “thiếu hụt” ảnh hưởng tương đối lớn đến sức khỏe.
Hiện nay có rất nhiều nam giới ở độ tuổi ngoài 30 mà tóc đã “không cánh mà bay”. Điều này làm giảm đi sự tự tin của họ rất nhiều, sự ấn tượng của họ đối với phụ nữ cũng giảm sút. Đây cũng là biểu hiện của việc cơ thể không đủ máu.
Thiếu máu dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Ở mức độ nhẹ, bệnh gây mệt mỏi, choáng váng khiến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và công việc giảm sút. Nguy hiểm hơn, bệnh còn ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng trong cơ thể, đe dọa sự sống.
Và nếu muốn cải thiện hiện tượng này, bạn nên bắt đầu từ chế độ ăn hàng ngày, bắt đầu để cơ thể hồi phục, ăn nhiều những thực phẩm bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Nam giới khí huyết không đủ có thể ăn những loại thực phẩm này thường xuyên để bổ khí huyết, bồi bổ sinh lực:
1. Gan lợn
Gan lợn là thực phẩm tuyệt vời để bồi bổ khí và huyết cho cả phụ nữ và nam giới. Gan rất giàu sắt, protein, glycogen, heparin và các chất dinh dưỡng khác. Nam giới không đủ khí và huyết ăn thường xuyên có thể giúp điều hòa khí huyết, cải thiện tình trạng chức năng tạo máu của cơ thể.
Ngoài ra, loại thực phẩm này đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng khí và huyết, đồng thời ở một mức độ nhất định có thể ngăn ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
2. Nhân sâm Hoa Kỳ
Nhân sâm Hoa Kỳ có tác dụng bổ khí, tráng dương rất tốt, đặc biệt hiện nay đã bước vào mùa hè, nam giới hoạt động tương đối nhiều, trao đổi chất nhanh hơn, mồ hôi ra nhiều hơn, cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng lớn, dễ bị thiếu hụt khí.
Bạn cũng có thể dùng 10g sâm Hoa Kỳ ngâm nước mỗi ngày, sắc uống liên tục trong một thời gian. Nó có thể cải thiện hiện tượng thiếu hụt cả khí và huyết, đồng thời có thể bổ sung tinh khí, giảm mệt mỏi. .
3. Lươn nước ngọt
Lươn nước ngọt (Unagi) có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thịt lươn rất giàu DHA và lecithin. Đây là hai thành phần quan trọng cấu tạo nên màng tế bào của các cơ quan và mô của con người, đồng thời chúng cũng là chất dinh dưỡng không thể thiếu. Chúng rất thích hợp cho cơ thể suy nhược, những người khí huyết không đủ, đặc biệt là nam giới có tác dụng bồi bổ sinh lực, tăng cường vóc dáng.
4. Bạch chỉ
Bạch chỉ là một dược liệu phổ biến của Trung Quốc, đồng thời nó cũng là một vị thuốc bổ máu rất hiệu quả. Bạch chỉ có thể thúc đẩy sự phục hồi của các tế bào hồng cầu và hemoglobin, đồng thời giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện tình trạng thiếu máu. Điều này chủ yếu là do bạch chỉ chứa polysaccharides Angelica sinensis, có thể kích thích hệ thống tạo máu của con người, bảo vệ thần kinh tốt và ức chế các hệ thần kinh. Vì vậy, nó cũng có thể cải thiện thông khí phổi và bổ sung khí huyết.
5. Khoai mỡ
Nhiều nam giới có thói quen hút thuốc không tốt, nếu hút quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Do vậy, ăn khoai mỡ thường xuyên có tác dụng phòng ngừa tổn thương phổi do hút thuốc rất hiệu quả, có tác dụng bổ thận, ích khí. Đặc biệt, nó rất thích hợp dùng trong mùa hè, tác dụng bồi bổ tỳ vị, bổ khí. Nếu mùa hè mệt mỏi, bạn có thể ăn khoai mỡ thường xuyên. Tinh thần và sức lực có thể được cải thiện rất nhiều, khí và huyết trong cơ thể có thể được bổ sung dần dần.
Ngoài ra, để bổ sung khí và huyết, bạn có thể thực hiện một động tác nhỏ, đơn giản – chớp mắt thật mạnh vài lần, sau đó nhìn sang trái phải và đảo mắt. Lặp lại động tác này 10 lần rồi nhìn chằm chằm vào khoảng không 1 phút. Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giúp thư giãn cơ mắt, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu ở mắt, giúp mắt được nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời cũng tạo điều kiện lưu thông máu trong cơ thể.
Những điều cần lưu ý khi bổ sung thực phẩm tốt cho máu
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng thiếu máu nên ăn gì người bệnh cần chú ý:
– Tránh ăn các món ăn bổ máu đồng thời với các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng gây ức chế và giảm sự hấp thụ sắt như: cải bó xôi, ngũ cốc, sữa, đậu nành …
– Không nên hút thuốc lá bởi nó làm giảm hàm lượng vitamin được dùng để hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng khác.
– Khi ăn không nên uống trà hoặc cà phê vì nó làm cản trở quá trình hấp thu sắt.
– Nên kết hợp thực phẩm giàu vitamin C và thức ăn bổ máu, thực phẩm có nhiều protein để tăng cường hấp thu sắt.
Theo Aboluowang