5 xu hướng tương lai của kinh tế thế giới

Trong thời đại công nghệ 4.0, các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế cần hợp tác với nhau để đưa ra một hướng đi mới, với tầm nhìn đưa thế giới đến một quỹ đạo tăng trưởng bền vững.

TIN MỚI

Báo cáo năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới giới thiệu Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu thời đại 4.0 mới, trên cơ sở đánh giá 12 tiêu chí của 140 nền kinh tế trên thế giới gồm: thể chế, cơ sở hạ tầng, trình độ áp dụng công nghệ thông tin, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế, kỹ năng nhân công, thị trường sản phẩm, thị trường lao động, hệ thống tài chính, quy mô thị trường, môi trường kinh doanh và khả năng đổi mới.

Trong số các nền kinh tế lớn, Mỹ là nước có thứ hạng cao nhất. Trung Quốc thì xếp hạng cao nhất trong khối các nền kinh tế lớn mới nổi BRICS. Các nước châu Phi chiếm thứ hạng thấp nhất trong bảng xếp hạng. 

Chỉ số này được xây dựng vừa giúp đánh giá các chỉ tiêu quan trọng trong thời đại 4.0 ở mỗi quốc gia, vừa giúp so sánh giữa các quốc gia trong một khu vực hay một nhóm thu nhập cụ thể. Báo cáo cũng cho chúng ta biết xu hướng phát triển của kinh tế toàn cầu mà các nhà hoạch định chính sách cũng như doanh nghiệp và mỗi cá nhân cần nắm được.

Giảm sự phụ thuộc vào chính sách tiền tệ 

Suốt 10 năm qua, các nhà lãnh đạo trên toàn cầu đều hành động một cách quyết liệt để giảm thiểu khả năng xuất hiện của khủng hoảng tài chính. Nhưng chỉ riêng điều này cũng không đủ để thúc đẩy tăng trưởng năng suất.

Kể từ cuộc Đại suy thoái, các nhà hoạch định chính sách đã giữ nền nhiệt tăng trưởng dựa trên các chính sách nới lỏng tiền tệ. Nhưng bất chấp việc bơm thanh khoản một cách ồ ạt – chỉ riêng 4 ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã bơm khoảng 10 nghìn tỷ USD từ năm 2008 đến năm 2017 – tăng trưởng năng suất vẫn rơi vào trạng thái trì trệ.

Việc phụ thuộc quá nhiều vào chính sách tiền tệ có thể góp phần làm giảm tăng trưởng năng suất bởi sự phân bổ không hiệu quả nguồn vốn. Các ngân hàng ít quan tâm tới việc cho vay vốn, ưu tiên những doanh nghiệp không bị hạn chế tín dụng và các hoạt động giao dịch có thu phí.

Một hệ thống tài chính tốt không thể bù đắp cho cơ sở hạ tầng vật chất kém, cũng như áp dụng tốt công nghệ thông tin không thể bù đắp cho việc thiếu một hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới. Các quốc gia đều cần cải thiện các nhân tố này nhưng cũng nên có chiến lược riêng để tận dụng thế mạnh của mình.

Mở rộng các công cụ khác như chính sách tài khóa, cải cách và hỗ trợ khu vực công

Phụ thuộc – có lẽ là quá mức – vào chính sách tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tài khóa bị xem nhẹ. Điều này thể hiện ở mức sụt giảm liên tục các khoản đầu tư công trên toàn cầu. Mặc dù chi phí vay vốn rất thấp, khu vực công vẫn không đẩy mạnh việc đầu tư. Một phần là do ở các nền kinh tế lớn, việc duy trì mức nợ công ổn định đang là một vấn đề không nhỏ: Tỷ lệ nợ công trên GDP đã đạt tới 237% ở Nhật Bản, 121% ở Bồ Đào Nha và 132% ở Ý.

Kích thích đầu tư có thể là giải pháp tháo dỡ sự đình trệ tại các nền kinh tế phát triển. Đặc biệt là các chính sách tài khóa ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vốn nhân lực, hoạt động nghiên cứu và phát triển, hàng hóa thân thiện với môi trường. Bổ trợ thêm bằng các cải cách cơ cấu hỗ trợ sự đổi mới, tạo điều cho các doanh nghiệp phát triển.

Tập trung vào đầu tư và nhân lực 4.0

Áp dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy tích hợp công nghệ là điều quan trọng. Song song với đó, các nhà lập chính sách cũng cần tập trung đầu tư vào nhân lực nếu họ muốn tạo điều kiện cho tất cả mọi người trong kỷ nguyên của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Trong khi nhiều thị trường lớn và mới nổi đang đua tranh về công nghệ 4.0, thiết lập sự cân bằng giữa hội nhập công nghệ, đầu tư vốn nhân lực và hệ sinh thái đổi mới sẽ rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất trong thập kỷ tới. Với kỹ năng đào tạo phù hợp, người lao động có thể nhận thức và vận dụng những tiềm năng của công nghệ, hơn là bị thay thế bởi nó.

Đầu tư vào con người không còn là lựa chọn thứ yếu nữa. Đó là nền tảng căn bản, vững chắc cho tăng trưởng trong thời đại hiện nay. Mặc dù các ấn phẩm khoa học, ứng dụng bằng sáng chế, khoản chi cho nghiên cứu và phát triển, hoạt động của các viện nghiên cứu đang đem lại hiệu quả cho công cuộc đổi mới nhưng như vậy vẫn là chưa đủ.

Tăng trưởng bền vững

Tăng trưởng vẫn là chìa khóa để cải thiện mức sống. Nhưng các nhà lập chính sách phải cùng nhau quan sát tốc độ, phương hướng và chất lượng tăng trưởng khi bước vào những năm đầu của thập niên tới.

Tăng trưởng kinh tế bền vững vẫn là hướng đi tốt nhất để thoát khỏi đói nghèo và là động lực cốt lõi trong tiến trình cải thiện mức sống con người. Tuy nhiên, chỉ nó là chưa đủ khi tìm kiếm giải pháp cho 2 thách thức lớn nhất của thập kỷ tới: xây dựng sự phồn thịnh chung cho mọi người và quản lý quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

Khi nói đến khí hậu, có 10 nhân tố sinh thái có thể gây sự bất ổn cho hệ sinh thái của hành tinh. Và 3 trong số đó đã “vượt ngưỡng” an toàn. Quan điểm truyền thống phổ biến ở nhiều nơi là sự bình đẳng hay bền vững sẽ là cái giá phải trả cho sự tăng trưởng. Nhưng việc tập trung không chỉ vào tốc độ tăng trưởng mà còn vào hướng tăng trưởng (sự bền vững của môi trường) và chất lượng tăng trưởng (sự bình đẳng) là hoàn toàn khả thi.

Tăng trưởng bao trùm

Nhận thức về sự đánh đổi giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường có thể xuất hiện từ quan điểm tăng trưởng ngắn hạn. Điều này có thể được thay đổi bằng việc áp dụng cách tiếp cận toàn diện, mang tính dài hạn hơn với tăng trưởng. Một số nền kinh tế đã thành công trong việc này. Ví dụ như Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan đã không chỉ trở thành các nền kinh tế tiên tiến, năng động nhất thế giới mà họ còn có chất lượng cuộc sống, phúc lợi xã hội ở mức cao.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn có sự khác biệt dù được khi nhận ở cùng một mức độ phát triển về kinh tế hoặc môi trường. Đều là 2 nước có điểm số cao về môi trường trong báo cáo, nhưng Thụy Điển đã tăng sự phụ thuộc vào năng lượng tái tạo lên 13% trong 15 năm qua nhưng con số này ở Mỹ chỉ ở mức 3%.

Vẫn còn nhiều nhà hoạch định chính sách không đạt được kỳ vọng của người dân khi tính đến việc xây dựng một nền kinh tế và xã hội mới. Mở rộng cái nhìn mang tính tổng thể bao quát hơn là điều nên làm vào lúc này.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin