Đây là những sai lầm phổ biến khiến không ít các cặp đôi “đường ai nấy đi” chỉ sau một thời gian ngắn.
Tình yêu và hôn nhân rất khác nhau. Tình yêu chỉ gồm 2 người yêu nhau nhưng hôn nhân không chỉ thuộc 2 người, mà là mối quan tâm của nhiều người xung quanh.
Dưới ảnh hưởng của xã hội thay đổi, quan niệm thay đổi và nhịp sống ngày càng nhanh, số lượng các cặp vợ chồng mới cưới ngày càng giảm. Trong khi đó, số lượng các cặp vợ chồng ly hôn ngày càng tăng qua từng năm.
Dưới đây là 6 điều khiến các cặp đôi “đường ai nấy đi” trong xã hội hiện đại. Hiểu được mấu chốt vấn đề sẽ giúp mỗi chúng ta điều chỉnh được bản thân, tránh mắc sai lầm.
1. Quên xây dựng ý thức trách nhiệm gia đình
Khi chuyển từ người yêu sang mối quan hệ vợ chồng, có một điều cần phải vun đắp nhưng lại thường bị bỏ qua, đó là trách nhiệm gia đình. Nhiều bậc cha mẹ có tâm lý chung là chỉ đợi các con kết hôn cho xong, mà không có sự chuẩn bị cho cuộc sống sau này.
Nhưng Xiao He – một cô gái Trung Quốc có mối tình đẹp và đi tới hôn nhân. Mối quan hệ giữa 2 bên gia đình cũng hoà thuận nên họ không gặp khó khăn nhiều. Nhưng không lâu sau, mâu thuẫn bắt đầu nổ ra. Xiao He tìm kiếm sự an ủi và hỗ trợ nhưng chồng cô đã quen với việc được cha mẹ nuông chiều nên anh không nhường nhịn vợ.
Cuối cùng cả 2 đều thấy mối tình ngọt ngào tan vỡ, đối phương không còn yêu mình như trước kia. Cuộc sống thực tế có nhiều vấn đề mà chúng ta không lường trước được.
Vì thế, cha mẹ cần nói với con cái, mối quan hệ vợ chồng giống như những người đồng đội hỗ trợ nhau giải quyết vấn đề. Nếu một trong hai bên không sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm đúng vai trò thì sẽ khó duy trì, thậm chí tan vỡ.
2. Tiền bạc – Rào cản không thể tránh
Kết hôn cần tiền không? Đương nhiên là có. Khi bạn đi đăng ký kết hôn, bạn cũng phải chuẩn bị lệ phí.
Trong cuộc sống gia đình, để duy trì bạn cần có tiền để chi trả cho sinh hoạt, y tế, giáo dục,… 90% vấn đề trong hôn nhân đều có thể giải quyết được bằng tiền, đây là điều hoàn toàn đúng.
Nếu cuộc hôn nhân không thể thực hiện được từ những vấn đề nhỏ nhặt nhất như quần áo, thuốc men, ăn uống,… thì sẽ không bền lâu. Chỉ khi gia đình có thu nhập ổn định thì mới có thể đối mặt với khó khăn trong cuộc sống.
Cha mẹ cần nói với con cái rằng, dù nhiều tiền hay ít tiền không phải là điều duy nhất quyết định hạnh phúc gia đình nhưng nó không thể thiếu và liên quan đến sự ổn định của hôn nhân.
3. Cảm xúc bất bình đẳng là liều thuốc đốc
Tình yêu không phân biệt giàu nghèo nhưng hôn nhân phải tuỳ vào gia cảnh. Hai gia đình không bình đẳng buộc phải gắn bó với nhau bằng tình yêu. Nếu bạn vượt qua thành công những thử thách của cuộc đời thì sẽ có câu chuyện đẹp như cổ tích.
Tiếc thay trên thực tế thường do hoàn cảnh gia đình chênh lệch ảnh hưởng đến đời sống vật chất, khó duy trì được sự cộng hưởng tinh thần.
Cha mẹ hãy nói với con rằng, hôn nhân dù sao cũng là cuộc chạy đua đường dài. Nếu bắt đầu một mối quan hệ không bình đẳng cũng giống như vừa mang giày cao gót vừa đi giày đế bằng. Dù đi khập khiễng một lúc có thể không phải là trở ngại nhưng cuối cùng, việc đi xa sẽ khó khăn.
4. Từ bỏ sự phát triển bản thân sau kết hôn
Có một câu ngạn ngữ của Ả Rập: “Một người bạn đời tốt cũng giống như những bánh xe của cỗ xe ngựa, chúng luôn đồng bộ tiến về phía trước”.
Trạng thái tốt nhất trong một mối quan hệ phải là sự độc lập, phụ thuộc nhưng cùng nhau phát triển. Ngoài danh nghĩa vợ chồng, mỗi cá nhân đều có kỳ vọng mới đối với bạn đời. Khi một người từ bỏ phát triển bản thân vì nhiều lý do, thế giới dày công xây dựng sẽ sụp đổ.
Vì thế, cha mẹ cần nói với các con rằng, trên con đường đi tìm hạnh phúc, con đường đáng tin cậy nhất là đi tìm chính mình. Một cuộc hôn nhân cùng nhau tiến bộ sẽ bền vững hơn là mối quan hệ được gắn với ngàn lời ngọt ngào.
5. Bạo lực – Kẻ sát nhân trong hôn nhân
Ai dùng bạo lực thì người đó không có quyền nhận được tình yêu. Dù là dùng bạo lực tinh thần để buộc đối phương phải cúi đầu hay bạo lực thể xác thì bản chất đều giống nhau.
Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất trong các quy tắc hôn nhân. Dù là chiến tranh lạnh, vạch trần khuyết điểm và tấn công điểm yếu hay đánh đập thể xác đều là kiểu thiếu tôn trọng bạn đời.
Một khi bạo lực gia đình xảy ra, hôn nhân mất đi sự bình đẳng, càng dung túng thì mối quan hệ càng không thể cứu vãn.
Là bậc cha mẹ hãy nói với con rằng, việc từ chối bạo lực gia đình là điểm mấu chốt của hôn nhân. Muốn duy trì cuộc hôn nhân ổn định và tránh nguy cơ bạo lực gia đình, điều quan trọng nhất là lựa chọn bạn đời cẩn thận. Thứ hai là cần chấm dứt mối quan hệ và không tha thứ cho kẻ gây ra bạo lực.
6. Đổ lỗi cho nhau, không học “trách” đúng cách
Điều đau lòng nhất trong cuộc sống hôn nhân là những lời buộc tội nhau. Đôi khi cả 2 buộc tội nhau chỉ vì muốn đối phương hiểu được tấm lòng và nhu cầu của mình nhưng lại sai cách. Họ có thể dùng lời lẽ sắc bén khiến đối phương tổn thương.
Vì thế, mỗi người cần học cách “trách” đúng cách để giao tiếp với nhau. Mọi phàn nàn, trách móc trong giao tiếp đều có thể bỏ qua, hãy để đối phương hiểu được ý định của bạn rồi hướng dẫn họ bày tỏ cảm xúc. Đây là mục đích cơ bản nhất của giao tiếp. Chỉ bằng cách này thì cuộc hôn nhân mới viên mãn.