Ăn uống mất cân bằng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Trong khi đó, rất nhiều người đang đánh giá quá nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh này.
Một người đàn ông họ Trương, 41 tuổi (Quảng Đông, Trung Quốc) nhập viện cấp cứu vì bệnh gout và qua đời chỉ sau đó vài tiếng đồng hồ. Anh phát hiện mình mắc bệnh gout từ những năm ngoài 20 tuổi. Lúc đó, còn trẻ khỏe nên anh không chú tâm điều trị bệnh. Sau này, dù những triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn nhưng vì luôn cho rằng đây là bệnh mạn tính không thể chữa khỏi, cũng chỉ gây đau đớn chứ không nguy hiểm tính mạng nên anh vẫn lơ là.
Mỗi lần các khớp xương đỏ, sưng tấy và đau nhức anh sẽ uống thuốc giảm đau. Nếu không đau hoặc cơn đau nhẹ anh cũng chẳng bận tâm, thậm chí thường xuyên bỏ thuốc hạ axit uric bác sĩ kê. Cho đến khi cơn đau trở nên vượt quá sức chịu đựng, uống thuốc giảm đau cũng không có tác dụng mới chịu lên nghe lời người nhà tới bệnh viện.
Bệnh gout không chỉ gây ra đau đớn mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng (Ảnh minh họa)
Lúc này, các khớp ở cả 2 tay và chân của anh Trương đã biến dạng nghiêm trọng, hạt tophi dày đặc. Người nhà cho biết 3 ngày liên tiếp anh không thể đi tiểu, dù chỉ là một giọt và không thể tự đi lại. Các bác sĩ thực hiện xét nghiệm và phát hiện mức creatinine trong máu của anh Trương cao tới mức nguy hiểm, ngay lập tức đưa vào phòng cấp cứu.
Cụ thể mức creatinine 730 mmol/L, thậm chí chỉ số kali máu cũng lên tới 6,8 mmol/L. Suy thận đạt đến giai đoạn tăng ure huyết và nguy cơ ngừng tim là rất cao. Đội ngũ y bác sĩ nỗ lực hết sức để điều trị hạ kali, lọc máu nhưng anh Trương vẫn không thể qua khỏi. Kết quả, anh tử vong chỉ sau chưa đầy 5 giờ nhập viện.
6 thực phẩm là “đồng phạm” của bệnh gout nhưng nhiều người thích
Theo bác sĩ điều trị của anh Trương, bệnh gout là một dạng phức tạp của bệnh viêm khớp đặc trưng bởi sự bất ngờ đau ở các khớp nghiêm trọng. Giống như anh Trương, rất nhiều người đánh giá sai mức độ nghiêm trọng, cụ thể là quá xem nhẹ bệnh này. Bản thân bệnh gout không cấp tính tới mức gây tử vong nhưng nếu thờ ơ trong điều trị, bệnh tình tiến triển lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hạt tophi, biến chứng về não bộ, tim hoặc thận gây nguy hiểm tính mạng.
Điều tra bệnh sử cho thấy anh Trương mắc bệnh gout từ khi mới ngoài 20 tuổi chủ yếu là do chế độ ăn uống mất cân bằng. Sau này khi phát hiện bệnh, anh vừa lơ là trong điều trị vừa không bỏ được thói quen ăn uống xấu, khiến bệnh chuyển biến nặng rất nhanh.
Qua trường hợp của anh Trương, bác sĩ cũng muốn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người, đặc biệt là người trẻ tuổi trong phòng chống và điều trị bệnh gout. Trong đó, có 4 thực phẩm là đồng phạm của bệnh gout bởi có thể đẩy nhanh sự gia tăng nồng độ axit uric. Vì vậy hãy hạn chế ăn để phòng bệnh gout và tránh xa khi đang điều trị căn bệnh này, đó là:
Hải sản:
Có một thực trạng không phải ai cũng biết đó là bệnh gout rất phổ biến ở các vùng ven biển. Bởi vì trên thực tế, cá hồi, mực, động vật có vỏ, tôm và các loại hải sản khác cũng có hàm lượng purine tương đối cao. Do đó nếu ăn quá nhiều cũng có thể dẫn đến tăng axit uric và tăng nguy cơ bị bệnh gout tấn công.
Thói quen ăn uống xấu là nguyên nhân phổ biến gây tăng axit uric và bệnh gout (Ảnh minh họa)
Nội tạng động vật:
Nội tạng động vật như gan, thận, lá lách, óc cũng chính là những tác nhân đáng phải lưu ý. Bởi nội tạng chứa nhiều purine, chính là chất gây tăng nồng độ axit uric trong máu. Lâu ngày sẽ gây bệnh gout hoặc người đang mắc gout ăn vào khiến bệnh trở nên trầm trọng: sưng, đau nhiều hơn…
Bia rượu:
Đồ uống có cồn, phổ biến nhất là bia rượu không chỉ là “đồng phạm” gây bệnh gout mà còn là thực phẩm kiêng kỵ với người bị bệnh gout. Chúng có chứa lượng lớn purine, bên cạnh những chất có hại cho cơ thể khác như cồn, men bia. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cồn có thể kiềm chế sự bài tiết axit uric gây ra các triệu chứng gout nguy hiểm.
Nước hầm xương, súp thịt:
Đây là những món ăn bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, thực tế thì nước hầm xương chứa rất ít chất dinh dưỡng, lại chứa nhiều purine và chất béo nên sau khi uống rất khó cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, thay vào đó có thể tăng axit uric và gây nhiều bệnh. Tương tự, các loại xúp thịt cũng không nên dùng quá thường xuyên vì dễ gây béo phì, bệnh gout.
Đồ nướng, đồ chiên:
Đồ nướng, đồ chiên chứa nhiều axit béo chuyển hóa, ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lipid máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não. Đồng thời có thể ảnh hưởng đến quá trình bài tiết bình thường axit uric và gây ra bệnh gout nên hãy ăn có chừng mực. Chưa kể chúng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và nhiều bệnh lý khác.
Thịt đỏ:
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12.. Chính hàm lượng protein rất cao sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Các loại thịt này chứa nhiều purine nên cũng cần kiểm soát lượng ăn vào ngay cả với người khỏe mạnh. Tốt nhất là không nên ăn quá 75g thịt đỏ mỗi ngày và không ăn đồ sống, tái.
Vận động vừa phải, tâm trạng tích cực cũng giúp ích rất nhiều cho phòng và điều trị bệnh gout (Ảnh minh họa)
Bên cạnh ăn uống lành mạnh, hãy học cách rèn luyện thể chất hợp lý, nghỉ ngơi khoa học, duy trì cân nặng ổn định, suy nghĩ tích cực… để phòng và chữa bệnh gout hiệu quả hơn.