7 kỹ thuật thao túng tâm lý độc hại và phổ biến cần chú ý

Những kẻ lạm dụng có thể tận dụng nhiều chiến thuật thao túng khác nhau. Sau đây là 7 kỹ thuật thao túng tâm lý độc hại và phổ biến nhất cần chú ý.

13475

Điều quan trọng cần lưu ý là sự hiện diện của chỉ một chiến thuật, dù trong một lần hay một khoảng thời gian, đều có thể báo hiệu rằng đang có vấn đề gì đó xảy ra.

  1. Phủ nhận là khi một người từ chối chịu trách nhiệm cho hành động của họ, ngay cả khi có bằng chứng cho thấy họ có lỗi. Giả vờ quên các chi tiết, đổ lỗi hoặc nói dối trắng trợn đều là những ví dụ về sự phủ nhận.
  2. Từ chối liên quan tới sự kém cỏi có tính toán, khi động một người giả vờ như họ không hiểu hoặc không nghe được người kia đang nói gì. Kẻ thao túng sẽ quả quyết rằng họ chưa bao giờ nghe thấy người còn lại nói điều gì đó hoặc hạ thấp đối phương bằng cách nói rằng người kia thật vô lý – cách thức này khiến nạn nhân trông có vẻ thiếu logic hoặc đã nhầm lẫn đâu đó. Một ví dụ khác là kẻ thao túng cáo buộc nạn nhân có kỹ năng lắng nghe kém nếu người này không nhớ những gì kẻ thao túng đã nói.
  3. Tầm thường hóa xảy ra khi một người bị tác động khiến họ cảm thấy những gì họ nghĩ hoặc mong muốn là “thái quá”. Một người bày tỏ bản thân để rồi bị gán cho là quá xúc động, như đóng kịch hoặc đòi hỏi nhiều – đây chính là dấu hiệu của sự tầm thường hóa. Như đã đề cập ở đoạn thao túng tâm lý trong y tế, việc các nhu cầu khác nhau về sức khỏe của phụ nữ trong lịch sử được gọi chung là “chứng cuồng loạn” cũng là một ví dụ về thuật thao túng này.
  4. Điều hướng là khi một người đặt ra nghi vấn về độ tín nhiệm của đối phương bằng cách đặt câu đc hỏi về nguồn thông tin người này có được, ví dụ như khi nói với đối phương rằng “bạn không biết đại mình đang nói gì vì mọi thông tin bạn có đều từ Internet”. Thật không may, việc tuyên truyền thông tin sai lệch và thao túng ở cấp độ thể chế (hay còn gọi là sự lạm dụng có hệ thống của các tổ chức lớn tn như các cơ sở giáo dục, nhà thờ, tập đoàn hoặc chính phủ) khiến thủ thuật này càng trở nên hiệu quả hơn.
  5. Phản bác là hành vi thắc mắc về trí nhớ của ai đó về các sự kiện như một cách khơi dậy sự nghi ngờ, ngay cả khi có bằng chứng xác nhận ký ức đó. Kẻ thao túng sẽ đặt câu hỏi liệu người kia có quên những gì thực sự đã xảy ra hay không và thường tạo ra câu chuyện rằng nạn nhân có trí nhớ kém hoặc “luôn quên mọi chuyện đã xảy ra như thế nào”. Chiến thuật thao túng này được thể hiện rõ trong bộ phim Gaslight, khi người chồng thẳng thừng phủ nhận hoặc chất vấn trí nhớ của vợ mình về những gì từng xảy ra.
  6. Rập khuôn vũ khí hóa những định kiến tiêu cực liên quan đến giới tính, chủng tộc, sắc tộc, tính dục, quốc tịch hoặc tuổi tác. Với sự rập khuôn, việc khái quát hóa quá mức trở thành công cụ để dự đoán hoặc giải thích tại sao đối tượng mục tiêu có thể sai lầm, điên rồ, quá tức giận, quá cảm tính hoặc khó để tin tưởng.
  7. Đánh lạc hướng xảy ra khi kẻ thao túng phải đối mặt với bằng chứng về hành vi sai trái, và thay vì thừa nhận những gì đã làm, người này đoạt lại quyền kiểm soát bằng cách nêu ra điều gì đó mà nó, nạn nhân đã làm sai. Khi cảm thấy bị tấn công vì phải đối mặt với bằng chứng hữu hình (bản ghi âm cuộc trò chuyện, biên nhận hoặc e-mail), kẻ thao túng sẽ phản công bằng cách hạ bệ người khác với lý do thiếu lòng tin, ghen tuông, thiếu nhạy cảm, độc ác, vô tâm, v.v. vì nạn nhân đã chủ động đề cập vấn đề đó.

7 kiểu diễn đạt thường gặp của mỗi thủ thuật thao túng

Phủ nhận:

  • “Anh chưa bao giờ làm thế/ nói điều đó/ nghĩ như vậy /muốn điều đó.”

Từ chối:

  • “Em cần phải nói rõ ràng hơn.”
  • “Em không hợp lý gì cả/ Em thật vô lý.”
  • “Em nói nhanh quá.”

Tầm thường hóa:

  • “Tại sao em lại đòi hỏi/ dễ xúc động/ cuồng loạn/ lố bịch/ thái quá/ tiêu cực như vậy?”

Điều hướng:

  • “Đừng có tin mọi thứ em đọc/ nghe thấy/ nhìn thấy.”
  • “Tôi sẽ không bao giờ là những gì … nói (điền tên bất kỳ tổ chức, nhóm chính trị hoặc loại hình tín ngưỡng nào mà kẻ thao túng không ủng hộ).”

Phản bác:

  • “Em hoàn toàn không nhớ chuyện gì đã xảy ra. Trí nhớ em tệ quá. Đây mới là những gì đã diễn ra…”
  • “Anh chẳng bao giờ tin được vào trí nhớ của em cả.”
  • “Cô chỉ bịa ra mọi chuyện vì cô không nhớ được sự thực đã xảy ra.”

Rập khuôn:

  • “Họ sẽ không tin mày đâu vì họ chẳng bao giờ tin khi phụ nữ tố cáo hành vi lạm dụng.”
  • “Em thực sự không biết mình đang nói gì đâu vì em còn quá trẻ để hiểu.”

Đánh lạc hướng:

  • “Tại sao em lại nhắc đến chuyện này khi em mới là người phải chịu trách nhiệm về các vấn đề của chúng ta?
  • “Sao em có thể phàn nàn về điều này khi em thậm chí còn không quan tâm đến anh? Chưa từng luôn.”
  • “Cô thật là nhỏ mọn.”
Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin