70% người bị nhồi máu cơ tim đau ở phần ngực, 30% còn lại sẽ ở đau ở 5 bộ phận này: Đừng chủ quan, dù chỉ có 1 dấu hiệu cũng nên khám ngay

Nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nhưng người nhà cứ nhầm là do đau bụng.

TIN MỚI

Một người đàn ông 29 tuổi ở Trung Quốc tên là Tiểu Lý, bị đau bụng nhiều giờ liên, người thân cứ nghĩ là bệnh đường tiêu hóa thông thường nên để nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên, cơn đau ngày càng dữ dội, 4 tiếng sau anh ta nhập viện và được chẩn đoán là bị nhồi máu cơ tim.

Một trường hợp khác là ông Trần, 50 tuổi, cũng bị đau bụng kèm theo nôn mửa và chướng bụng. Ông được người nhà đưa đến bệnh viện để kiểm tra, và kết luận cuối cùng được bác sĩ đưa ra là bị nhồi máu cơ tim.

70% người bị nhồi máu cơ tim đau ở phần ngực, 30% còn lại sẽ ở đau ở 5 bộ phận này: Đừng chủ quan, dù chỉ có 1 dấu hiệu cũng nên khám ngay - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ ( Nguồn: Internet)

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp được ghi nhận là bệnh nhân bị đau bụng dữ dội nhưng khi đến bệnh viện mới phát hiện ra là bị nhồi máu cơ tim. Tại sao lại vậy ?

Nhồi máu cơ tim là gì?

Với bệnh mạch vành lâu năm, có thể bị giảm đột ngột lượng máu cung cấp hoặc thậm chí là bị gián đoạn cung cấp máu. Khi đó, tế bào cơ tim sẽ chết cấp tính do thiếu máu cục bộ nghiêm trọng.

Tuy nhiên, chỉ 70% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sẽ có các triệu chứng “đau ngực” hoặc “đau tim” với các triệu chứng thường gặp là tức ngực, thở kém, vã mồ hôi…

30% còn lại là đau vùng bụng, đau răng và đau họng. Người bệnh bị chóng mặt, đau cổ, thở khò khè, ho…Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác!

Theo thống kê, hơn một nửa số bệnh nhân nhồi máu cơ tim khi mắc bệnh không hề biết mình bị “nhồi máu cơ tim”.

70% người bị nhồi máu cơ tim đau ở phần ngực, 30% còn lại sẽ ở đau ở 5 bộ phận này: Đừng chủ quan, dù chỉ có 1 dấu hiệu cũng nên khám ngay - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ ( Nguồn: Internet)

Đau bụng là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim?

Tại sao bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nhưng lại đau ở các bộ phận khác ?

Loại đau này được gọi là “đau lan tỏa”. Trái tim của chúng ta không có cơ quan giác quan. Khi tim bị thiếu oxy, các chất chuyển hóa có tính axit có thể kích thích các dây thần kinh giao cảm của tim.

Sau đó, các dây thần kinh sẽ truyền đến não, não sẽ truyền cơn đau đến cột sống. Tiếp đó, cột sống truyền cảm giác đau sang các bộ phận khác, do đó bệnh nhân có thể bị đau họng và đau hàm.

Về việc bệnh nhân bị đau bụng, đây là dấu hiệu báo trước của bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim. Trong trường hợp thiếu máu cục bộ cơ tim và thiếu oxy, dây thần kinh phế vị bị kích thích. Các thụ thể của dây thần kinh phế vị thường nằm ở thành dưới của tim nên phần trên của dạ dày bắt đầu đau.

Điểm mấu chốt: Nếu bụng bắt đầu đau, buồn nôn, khó thở, tím tái và các triệu chứng không liên quan đến chế độ ăn uống thì hãy cẩn thận với nhồi máu cơ tim!

70% người bị nhồi máu cơ tim đau ở phần ngực, 30% còn lại sẽ ở đau ở 5 bộ phận này: Đừng chủ quan, dù chỉ có 1 dấu hiệu cũng nên khám ngay - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ ( Nguồn: Internet)

Đau ở 5 bộ phận này, coi chừng nhồi máu cơ tim

1. Đau họng

Loại đau này thường đến từng cơn. Có cảm giác như thắt lại khiến người bệnh cảm thấy khó thở. Thông thường, đau họng có kèm theo đổ mồ hôi thì bạn nên đi khám ngay để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.

2. Đau cổ

Bệnh không chỉ khiến bệnh nhân đau hai bên cổ mà còn kèm theo triệu chứng hồi hộp, khó thở.

3. Đau ở chi dưới

Không chỉ chi dưới đau nhức không chịu được mà còn kèm theo triệu chứng tức ngực.

4. Ho và thở khò khè

Các triệu chứng ho, thở khò khè rất giống với các bệnh lý về đường hô hấp, nên cần đăc biệt cẩn thận, nếu thấy bất thường thì cần đến bệnh viện thăm khám ngay.

5. Đau răng

Đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim, cơn đau thường rất dữ dội, ngay cả thuốc giảm đau cũng không thể thuyên giảm.

70% người bị nhồi máu cơ tim đau ở phần ngực, 30% còn lại sẽ ở đau ở 5 bộ phận này: Đừng chủ quan, dù chỉ có 1 dấu hiệu cũng nên khám ngay - Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ ( Nguồn: Internet)

Điểm mấu chốt: Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi vận động, hoạt động nhiều và làm việc quá sức. Trong trường hợp bình thường, một thời gian ngắn nghỉ ngơi sẽ thuyên giảm.

Tuy nhiên, sau hơn 20 phút mà tình trạng bệnh tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, hãy cảnh giác với nhồi máu cơ tim, lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay. Bởi đó cũng là một trong những dấu hiệu nhồi máu cơ tim vùng sau dưới, việc xử lý can thiệp, điều trị nếu diễn ra chậm trễ có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí là người bệnh tử vong, rất nguy hiểm.

(Theo Aboluowang)

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin