Không quan tâm đến sự suy giảm thị lực đang là một trong những mối nguy lớn cho sức khỏe. Người bị mờ mắt, bệnh về mắt đang tăng cao, bạn đã biết 8 thói quen xấu này để tránh chưa?
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, cũng là cánh cửa nhìn ra thế giới. Nhưng hầu như nhiều người đã không còn quan tâm nhiều tới điều này. Với sự phổ biến của các sản phẩm công nghệ và nhiều chương trình giải trí trên màn hình điện thoái khiến đôi mắt phải làm việc quá nhiều so với trước đây. Thậm chí nhiều người sử dụng mắt một cách quá tải.
Do xu thế chung, nhiều người đã có các triệu chứng bệnh về mắt ngay từ khi còn nhỏ như mỏi mắt, suy giảm thị lực, hạn chế tầm nhìn, cận, viễn, loạn thị, thậm chí mù tạm thời hoặc mắt kém đến mức không nhìn thấy rõ, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh về mắt đang tăng dần lên.
Các chuyên gia về mắt đã liệt kê các thói quen xấu khiến mắt bạn đang “mờ” đi nhanh chóng hoặc mắc khuyết tật vĩnh viễn. Hãy đọc qua để phòng tránh một cách hiệu quả.
1. Nhìn quá lâu vào màn hình
Quá nhiều người bị “mê” nhìn vào màn hình điện thoại hoặc các thiết bị công nghệ mà không biết cách bảo vệ mắt. Nếu duy trì như vậy liên tục sẽ khiến tầm nhìn ngày càng hạn chế, thị lực giảm nhanh. Các cơ quanh mắt sẽ đau mỏi, liên đới đến đầu và hệ thần kinh.
Các chuyên gia khuyên rằng cứ mỗi 20 phút bạn lại nên rời khỏi màn hình tối thiểu 20 giây để mắt có thể nghỉ ngơi trong chốc lát.
2. Đeo kính áp tròng khi ngủ
Mặc dù việc đeo kính áp tròng đã được các chuyên gia chấp nhận về độ an toàn đối với mắt, nhưng theo nghiên cứu của Hiệp hội nhãn khoa Mỹ, việc đeo kính áp tròng khi ngủ có thể làm cho mắt bị thiếu oxy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra bệnh về mắt.
Chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên đeo kính áp tròng vào ban ngày, vì những người đeo cả vào ban đêm có tỉ lệ viêm loét giác mạc cao gấp 10-15 lần người không đeo. Hãy nhớ rằng cần tháo kính áp tròng trước khi đi ngủ.
Nếu thức dậy bạn mới nhớ là đêm qua đeo kính áp tròng, cảm thấy mắt rất khô, đừng ngay lập tức tháo kính ra mà hãy nhỏ thuốc làm ẩm mắt, chờ ít nhất 20-30 phút sau đó mới tháo rồi cả ngày tiếp theo nên đeo kính bình thường để cho mắt phục hồi.
3. Thường xuyên dụi mắt
Ngoài mắt có một lớp màng để bảo vệ và giữ ẩm cho mắt, khi tiếp xúc với bụi bẩn hay vi khuẩn, chúng sẽ tự động “xua đuổi” để mắt luôn được an toàn. Nhưng nếu bạn thấy khó chịu, thường xuyên dụi mắt sẽ khiến bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong, gây ra rủi ro cho giác mạc và những mối nguy hiểm khác.
Cách tốt nhất khi thấy ngứa mắt hay bụi vào mắt, bạn nên nhấp nháy nhẹ nhiều lần để cho cho mắt đỡ mỏi và tẩy bay bụi.
4. Không khám mắt thường xuyên
Những người dưới 40 tuổi được khuyên rằng nên tạo thói quen khám mắt định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mắt.
Khám mắt thường xuyên không chỉ để theo dõi những thay đổi trong thị lực, đau mắt mà còn có cơ hội để phát hiện sớm các bệnh về mắt như các mao mạch bị hỏng hoặc việc phát sinh các khối u. Việc kiểm tra này có thể được điều trị sớm trước khi thị lực sụt giảm hoặc gặp bệnh nguy hiểm.
5. Vẽ mí mắt ở sâu bên trong
Một số người thích trang điểm mắt bằng màu nước hoặc các loại mỹ phẩm nhưng lại vẽ quá sâu vào bên trong mắt. Điều này không chỉ khiến việc tẩy trang mỗi ngày mất nhiều thời gian mà còn có thể dẫn đến một số tác hại cho mắt.
Mỹ phẩm kẻ vẽ chất lượng kém, sử dụng quá lâu có thể gây hại cho mắt. Bút kẻ mắt thường để lâu và có chứa vi khuẩn, cũng là nguồn gây bệnh cho mắt một cách tiềm tàng.
Nếu vẫn muốn kẻ mắt, hãy đảm bảo rằng bạn kẻ ở viền mắt, không vẽ sâu vào bên trong hay chạm vào phần tròng mắt.
6. Không tẩy trang trước khi đi ngủ
Nghiên cứu cho thấy nếu bạn không tẩy trang trước khi ngủ, bụi bẩn bám trên mặt cùng vi khuẩn từ môi trường bên ngoài sẽ có cơ hội tấn công đôi mắt của bạn.
Ngoài ra, mỹ phẩm trên mặt sẽ bám sâu vào da, khiến cho da bị bí, không thể hô hấp bình thường, gây ra mụn nhọt, tàn nhang và các nếp nhăn. Càng để tẩy trang lâu, mắt của bạn sẽ lão hóa nhanh và làn da thì xuống cấp ngay sau đó. Đặc biệt là đối với những người gắn lông mi giả, nếu không tháo ra hoặc vệ sinh mắt đúng cách sẽ gây nhiễm khuẩn, các bệnh nhiễm trùng sẽ tấn công nghiêm trọng.
7. Lạm dụng thuốc nhỏ mắt đỏ
Trên thị trường có các loại thuốc nhỏ vào mắt để loại bỏ chứng mắt đỏ. Nhiều người do sử dụng mắt quá tải, thức khuya hoặc chăm sóc mắt không đúng cách đã lạm dụng việc nhỏ thuốc này để loại bỏ chứng đỏ mắt nhanh chóng.
Nhưng nghiên cứu cho thấy, đây là thói quen sai lầm cần phải thay đổi càng sớm càng tốt vì loại thuốc này chứa thành vasoconstrictors. Nếu sử dụng lâu dài, các hóa chất trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khiến cho sức khỏe của mắt trở nên tồi tệ hơn.
Nếu mắt thường xuyên bị đỏ hay khó chịu, tốt nhất là bạn nên đi gặp bác sĩ nhãn khoa để chẩn đoán, xác định nguyên nhân và khắc phục sớm.
8. Không đeo kính râm
Nhiều người cho rằng chỉ cần đeo kính râm vào mùa hè là đủ. Trên thực tế, mùa đông hoặc khi trời ít nắng, ánh sáng mặt trời cũng có cường độ rất mạnh. Nếu không đeo kính râm phù hợp, có thể sẽ bị các tia cực tiếp chiếu trực tiếp vào mắt, gây hoa mắt, mờ mắt hoặc các triệu chứng khác.
Tốt nhất trong điều kiện bình thường, bạn nên mang theo bên mình một chiếc kính râm để đeo khi cần thiết.
*Theo Health/NTDTV