Đầy bụng là một trong những vấn đề tiêu hóa gây khó chịu dễ gặp nhất. Đầy bụng có rất nhiều triệu chứng, nhưng phổ biến nhất là cảm giác có áp lực đang tăng lên ở vùng bụng. Đầy bụng có thể liên quan đến các vấn đề về dạ dày, hoặc đơn giản là hậu quả của một bữa ăn nhiều chất hay chế độ ăn uống sai lầm.
Dưới đây là những cách đơn giản giúp bạn thoát khỏi chứng đầy bụng khó chịu này:
1. Ăn với “chánh niệm”
Bạn có thể ngăn ngừa chứng đầy bụng bằng cách ăn chậm, nhai kỹ. Nếu bạn đặt toàn bộ sự chú ý vào bữa ăn của mình, chú ý đến lượng thức ăn nạp vào có thể, bạn có thể thưởng thức bữa ăn một cách tuyệt vời hơn. Vì khi đó, não sẽ có thời gian để kịp xử lý toàn bộ quá trình từ khi bạn đưa thức ăn vào miệng cho đến khi tiêu hóa.
Ngoài ra, thói quen này cũng giảm lượng bọt khí mà bạn vô tình nuốt vào dạ dày cũng thức ăn – nguyên nhân gây đầy hơi. Chỉ cần giảm tốc độ nhai và tận hưởng thức ăn từng giây một, bạn sẽ không phải chịu đựng sự khó chịu sau một bữa tối ngon miệng.
Cách ăn uống này được gọi là chánh niệm. Về cơ bản, việc ăn uống trong chánh niệm nghĩa là bạn phải suy nghĩ về thức ăn, thực hiện tất cả mọi thứ không vội vàng để có thể thưởng thức hương, sắc, vị của thức ăn dành riêng cho bạn, không đa nhiệm, tôn trọng sức khỏe và cơ thể của chính bạn.
2. Tránh thực phẩm sinh nhiều khí gas
Nguyên nhân của hiện tượng đầy hơi có thể tới từ bữa ăn có sự xuất hiện của bắp cải, súp lơ hoặc bông cải xanh. Nguyên nhân tới từ hai loại chất có trong các loại rau trên là raffinose và sulphate.
Raffinose là một loại đường được tìm thấy trong rau họ cải. Nó không được tiêu hóa cho đến khi di chuyển tới ruột già, nơi hợp chất được lên men bởi vi khuẩn sản xuất khí. Sulphate góp phần tạo ra khí thải có mùi khó chịu cho cơ thể.
Để hạn chế tình trạng này, hãy kiểm soát lượng thức ăn từ các loại rau trên. Bạn có thể hấp hoặc luộc rau để hạn chế các chất raffinose và sulphate được nạp vào cơ thể.
3. Kiểm soát lượng muối
Nếu bạn thường xuyên bị đầy bụng, ợ hơi, hãy xem lại lượng muối nạp vào cơ thể hàng ngày. Hầu hết chúng ta đều tiêu hóa lượng muối hàng ngày nhiều hơn mức khuyến cáo cả Hiệp hội Tim mạch Mỹ (không quá 1.500mg/ngày đối với người lớn).
Ăn các thực phẩm nhiều muối khiến quá trình loại bỏ nước dư thừa của cơ thể chậm lại, cảm giác đầy hơi khiến bạn cảm thấy như có một quả bóng đang dần căng lên trong dạ dày. Muối hiện diện trong hầu hết các loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn. Nếu bạn cảm thấy khó có thể tránh các loại thức ăn này, hãy uống nhiều nước hơn để thải bớt muối trong cơ thể.
4. Ăn thêm trái cây sau bữa ăn
Nếu đã trót ăn một bữa ăn nhiều dinh dưỡng và no nê, có lẽ bạn nên tráng miệng bằng một quả chuối. Điều đó sẽ giúp thúc đẩy quá trình đào thải nước dư thừa của cơ thể. Quả chuối chưa nhiều kali, có tác dụng điều hòa lượng muối trong cơ thể, giảm hiện tượng đầy bụng, ợ hơi.
Ngoài ra, các loại hoa quả như đu đủ, dưa cũng chứa các enzym hỗ trợ việc phá vỡ các protein, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thực phẩm của dạ dày. Vì vậy, tráng miệng bằng hoa quả sau những bữa ăn thịnh soạn là điều cần thiết giúp thúc đẩy sự tiêu hóa, tránh táo bón và hiện tượng đầy hơi khó chịu.
5. Uống trà bạc hà và hoa cúc
Sau một bữa ăn thịnh soạn, bạn có thể thưởng thức một tách trà hoa cúc hoặc trà bạc hà. Cả 2 loại trà này đều có tác dụng giúp cơ thể thư giãn, giảm các cơn co thắt dạ dày, giảm đau khi bạn cảm thấy đầy hơi. Trà hoa cúc không chỉ giúp thúc đẩy tiêu hóa mà còn có tác dụng thư giãn tinh thần, giúp bạn không chú ý quá nhiều đến các vấn đề khó chịu do tiêu hóa.
6. Sữa chua Probiotics
Có hàng triệu vi khuẩn khác nhau tồn tại trong dạ dày của bạn. Một trong số chúng có thể khiến quá trình tiêu hóa thức ăn sinh ra nhiều khi quá mức. Sữa chua men vi sinh có thể giúp điều chỉnh việc sản xuất khí và dấu hiệu đầy hơn. Bạn cũng có thể dùng men vi sinh thay vì sữa chua. Nhưng nếu có thể thì tại sao lại không dùng sữa chua hàng ngày như một món ăn vặt lành mạnh và tốt cho sức khỏe?
7. Tránh đường cồn
Đường cồn (Sugary alcohols) là chất tạo ngọt thay thế đường có mặt trong các loại thực phẩm không đường, kẹo cao su. Nhìn chung, chúng được coi là an toàn với sức khỏe, nhưng vẫn có thể gây ra một số vấn đề cho dạ dày vì khi tiếp xúc với các vi khuẩn trong đường tiêu hóa, chúng sinh là khí thừa, gây chướng bụng, đầy hơi.
Bạn nên cố gắng tránh các thực phẩm chứa đường cồn, thay vào đó sử dụng các chất tạo ngọt tự nhiên như Stevia hay trái cây thay vì các món tráng miệng đã quá chế biến.
8. Massage bụng
Nếu bạn trót ăn quá nhiều và bắt đầu cảm thấy khó chịu, đầy bụng, bạn có thể nằm xuống và nhờ ai đó massage bụng một chút, hoặc có thể tự xoa bụng. Hành động này sẽ giúp thức ăn chuyển động chậm hơn, giảm áp lực cho đường tiêu hóa.
9. Tập yoga
Hầu hết mọi người cho rằng không nên luyện tập sau khi ăn no. Nhưng nếu bạn cảm thấy những triệu chứng của đầy bụng, ợ hơi, đừng vội vàng tìm đến thuốc. Chỉ 15 phút thả lỏng cơ thể, tập yoga có thể đem lại hiệu quả hơn những liều thuốc.
Rất nhiều tư thế yoga có tác dụng giúp thả lỏng cơ thể và vòng bụng, cải thiện quá trình tiêu hóa, giảm áp lực cho vùng bụng và xua tan sự khó chịu do đầy bụng.
Và cuối cùng, đừng quên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. Nước có thể là giải pháp cho rất nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả chứng đầy bụng. Mỗi ngày bạn nên nạp vào cơ thể khoảng 2l nước lọc, không tính đến các loại nước khác bạn có thể dùng. Uống đủ nước là bước cơ bản đầu tiên để có một cơ thể khỏe mạnh và đủ sức chống lại các căn bệnh thông thường.