Những biểu hiện bất thường tự nhiên xuất hiện trên cơ thể hoàn toàn có thể là dấu hiệu tiết lộ bạn đang trong tình trạng thừa đường. Nếu phát hiện các triệu chứng sau đây, đừng vội chủ quan làm ngơ kẻo hậu quả khôn lường.
Mọi hoạt động của mỗi con người được cung cấp một phần năng lượng và dinh dưỡng từ đường và các thực phẩm chứa đường. Tuy nhiên, không nên vì cơ thể “cần” mà chúng ta nạp vào một lượng đường vượt quá khả năng hấp thụ.
Tình trạng ăn uống đồ ngọt không kiểm soát của rất nhiều người có thể dẫn đến việc dư thừa đường. Theo thời gian, lượng đường dư thừa trong máu, trong các cơ quan nội tạng càng nhiều thì càng gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Khi cơ thể rơi vào tình trạng này, bạn có thể thấy những dấu hiệu thường thấy sau đây:
9 dấu hiệu cơ thể đang thừa đường phải “kêu cứu”.
Để cân bằng chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn tốt hơn, ngoại trừ việc nhận biết các dấu hiệu đường huyết tăng cao ra, chúng ta cũng nên tính toán, xác định lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Chẳng hạn như, 1 chén cơm chứa khoảng 45-50g chất bột đường (chứa đường phức), cung cấp 180-200 Kcal; 1 củ khoai lang khoảng 160g chứa 45g chất bột đường; 1 muỗng canh đường cát (loại muỗng 8ml dùng để ăn phở) chứa 6g đường; 1 muỗng cà phê đường cát chứa 4g đường…
Trong một số loại nước ngọt, ví dụ như nước có gas, soda, các loại trà đóng chai, nước trái cây đóng chai… đều chứa một lượng lớn đường, trung bình từ 10-14g đường/100g sản phẩm. Với nước tăng lực, hàm lượng đường còn nhiều hơn khi lên tới 19g đường/100g sản phẩm.
Như vậy, chỉ cần uống hết một lon nước ngọt 330ml (chứa khoảng 34g đường) thì bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đường quá cao, vượt ngưỡng cho phép trong một ngày.
Đặc biệt, trong khoảng 100g sản phẩm các loại sữa có đường sẽ chứa khoảng 6-10g đường/100g sản phẩm (sữa chocolate thường chứa lượng đường cao nhất). Lượng đường trong sữa chua cũng khá cao ở mức khoảng 10g/100g sản phẩm.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các nhóm thực phẩm dễ làm tăng đường huyết khác mà mọi người cần lưu ý.
Do đó, cần lưu ý kiểm tra lượng đường cũng như các chất dinh dưỡng khác có trong mỗi sản phẩm được nhà sản xuất in trên bao bì để lên khẩu phần ăn uống hợp lý. Tiêu thụ thực phẩm có kế hoạch mới giúp chúng ta kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày hiệu quả.
Ngoài ra, cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm máu kiểm tra đường huyết để biết được tình trạng tiêu thụ đường của cơ thể.