Sự tĩnh tâm trong một cơ thể khỏe mạnh có thể đem lại những kỳ diệu cho việc quản lý tài chính của bạn.
Nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty bởi kỳ vọng vào tiềm năng của công ty đó và để từ đó có thể có cơ hội kiếm lời, mà có thể là lời rất cao! Mọi việc thoạt nhìn tưởng rất đơn giản: mua cổ phiếu vào và bán chúng ra khi giá cao hơn. Tuy nhiên, điều này lại không hề dễ dàng.
Có nhiều khía cạnh bạn cần xem xét kỹ nếu thực sự muốn đầu tư. Trước hết là kiến thức cơ bản về chứng khoán: cổ phiếu là gì, giá của nó bị chi phối như thế nào, bạn có thể mua nó ở đâu, thực hiện khớp lệnh mua và bán như thế nào…
Nếu đă nắm chắc những kiến thức cơ bản, bạn có thể bắt tay vào một công việc thực sự: nghiên cứu những cổ phiếu phù hợp đối với danh mục đầu tư của bạn, lĩnh vực nào bạn sẽ đầu tư, các công ty nào đáp ứng các điều kiện mà bạn muốn, kết quả hoạt động của công ty đó tiến triển như thế nào, giá trị cổ phiếu là bao nhiêu…
Khi bạn đã nắm vững những thông tin này, bạn còn cần phải chú ý đến tình hình thị trường. Thị trường đánh giá về cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ như thế nào, các nhà đầu tư háo hức mua vào hay ngược lại, đồ thị về cổ phiếu cho thấy gì.
Cuối cùng, các nhà đầu tư cần lập ra phải có kế hoạch xử lý. Khi chúng ta từ bỏ phương án A song nếu có gì thay đổi trên thị trường chúng ra cũng cần có sẵn phương án B để cân nhắc. Chúng ta nên phân bổ tỉ lệ đầu tư như thế nào và xử lý số dư tiền mặt như thế nào.
Đầu tư không phải là một hành động không vì gì cả. Công việc này đòi hỏi nhiều công sức để đạt được một danh mục đầu tư cân bằng. Và khi thời điểm chín muồi và nếu biết quản lý tốt, nhà đầu tư sẽ ‘hái quả’ trong tương lai.
Dưới đây là 9 lời khuyên vàng mà các chuyên gia tư vấn chứng khoán đưa ra cho các nhà đầu tư:
1. Chỉ đầu tư vào những gì bạn thực sự thấu hiểu
Tốt nhất hãy mua cổ phiếu của công ty nào mà bạn biết rõ. Đây là nguyên tắc cơ bản đầu tiên trong mỗi khoá học về đầu tư chứng khoán. Song nếu chỉ đầu tư vào những công ty mà bạn biết rõ, bạn có thể bỏ lỡ các cổ phiếu tiềm tàng khác. Do vậy, bạn cần mở rộng quan sát những cổ phiếu chưa nằm trong danh mục đầu tư của mình mà thực sự đáng quan tâm. Nếu cổ phiếu của công ty nào đó quá mới mẻ mà bạn chưa nắm bắt hết được thông tin sâu về sự thành công của nó, thì đơn giản đừng có mua thậm chí khi cổ phiếu đó nhiều hứa hẹn. Hãy chỉ mua cái gì mà bạn hiểu tường tận!
2. Mua loại cổ phiếu giá rẻ chứ không phải giá thấp
Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng ‘rẻ’ tương đương với ‘thấp’. Cổ phiếu giá rẻ là cổ phiếu có mức giá thấp hơn so với giá trị thực của nó, Nhiều cổ phiếu tăng giá trong suốt nhiều tháng hay nhiều năm sau đó và do vậy có thể được coi là rẻ dù giá khá cao so với những cổ phiếu khác. Trong khi đó, một cổ phiếu có mức giá thấp nhưng vẫn là đắt vì chẳng có tiềm năng tăng giá trong tương lai. Nhà đầu tư cần quan tâm đến giá trị dài hạn của doanh nghiệp chứ không phải giá lên xuống hàng ngày của cổ phiếu đó.
3. Đầu tư mang tính dài hạn
Đầu tư mang tính dài hạn là một nhiệm vụ khó khăn đối với nhiều nhà đầu tư. Khi bắt đầu với công việc đầu tư, mọi người thường lựa chọn phải giải pháp đầu tư cho những năm trước mắt. Song biến động trong ngắn hạn không thực sự phản ánh đúng thực tế. Cách hành xử đúng là không phải ngày nào cũng chăm chăm nhìn sự lên xuống của cổ phiếu trong danh mục đầu tư của mình. Một vài lần trong một tháng là quá đủ. Và hãy hỏi ý kiến nhà tư vấn đầu tư khi cần thiết.
4. Chọn đúng thời điểm
Chọn đúng thời điểm là tuyệt vời song điều đó không phải lúc nào cũng màu nhiệm. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm kiếm sự trợ giúp của phân tích kỹ thuật để chọn thời điểm mua hay bán chứng khoán. Điều đó không có gì sai song không nên xem đó là yếu tố quyết định cuối cùng. Hãy tự diễn giải. Rất nhiều trường hợp các nhà đầu tư mua lúc giá chạm đáy và bán ra lúc giá đạt đỉnh mặc dù trên thực tế không phải lúc nào bạn cũng có thể làm được điều đó.
Bạn nên đầu tư theo hướng dài hạn. Điều quan trọng hơn là bạn sớm nhập cuộc theo đúng xu thế và rút lui vào giai đoạn sau. Canh đúng thời điểm là điều rất khó, nhưng thay vì muốn thực hiện tất cả một cách hoàn hảo, bạn nên chuẩn bị một kế hoạch mua và bán hợp lý. Hãy mua rải rác khi giá chứng khoán giảm và bán ra để thu lời về khi giá lên cao.
5. “Đừng để tất cả trứng vào một giỏ”
Có không ít nhà đầu tư chỉ tập trung vào một loại cổ phiếu và không nhìn thấy những cái khác. Điều đó đôi khi có thể khiến bạn trắng tay.
Trên thực tế, nhà đầu tư thường bị ‘mê hoặc’ vào một lĩnh vực nào đó và dốc hết túi tiền của mình vào đó. Ví dụ, dốc hết tiền vào vàng. Khi một thời giá vàng tăng đảo chiều thì nỗi hoảng sợ bắt đầu xuất hiện. Dĩ nhiên, đừng nên đầu tư như vậy. Hãy phân bổ tiền một cách hợp lý. Nếu bạn đầu tư vào vàng thì ngoài vàng bạn cũng có thể mua cổ phiếu hay mua một thứ tài sản nào đó.
6. Giữ một phần tiền mặt
Tiền mặt là một phần quan trọng trong ngân quỹ đầu tư của bạn. Hãy giữ 10 đến 30% số tiền mặt tuỳ vào tình hình của thị trường để khi thời cơ đến bạn có thể đầu tư mua vào. Một khoản đầu tư nhỏ cũng có thể đem lại những khoản lãi lớn.
7. Chú trọng vào các yếu tố nền tảng
Bạn cần tìm hiểu lại tại sao bạn đã mua cổ phiếu đó. Tự đặt câu hỏi là liệu có gì thay đổi về những yếu tố cơ bản của hạng mục bạn đã đầu tư. Nếu câu trả lời là có, thì nghĩa là đã đến thời bạn nên lo liệu việc thoái lui và bán ra. Còn nếu câu trả lời là không thì là đến lúc ban nên đầu tư vào.
8. Hãy cởi mở
Thế giới đổi thay và thị trường chứng khoán không nằm ngoài quỹ đạo đó. Các thị trường ngày càng thay đổi để phù hợp với những thực tiễn mới. Vì vậy, hãy sẵn sàng mở rộng tư duy đón nhận những thay đổi về xã hội, văn hoá, chính trị… Nếu bạn kịp thời nhận ra những thay đổi bất thường, thì bạn có thể hạn chế phần lớn thiệt hại.
9. Sống khoẻ
Khi các nhà đầu tư đam mê mắc sai lầm, họ sẽ bị thiệt hại nặng nề về vật chất. Đừng để yếu tố tâm lý tác động thì tài chính của bạn chắc chắn sẽ có thể tốt lên.
Sự tĩnh tâm trong một cơ thể khỏe mạnh có thể đem lại những kỳ diệu cho việc quản lý tài chính của bạn. Đừng bao giờ đưa ra những quyết định mang tính cưỡng ép và không để sự biến thiên của thị trường làm bạn mất cân bằng trong cuộc sống.
Ăn sạch, luyện tập thể dục, đi dã ngoại với gia đình, yêu thương mọi người và hãy tận hưởng cuộc sống.
Chỉ khi đó đầu tư mới có thể đem lại giá trị thặng dư không chỉ cho nguồn lực tài chính mà còn cho bầu không khí sống của bạn.