Để phát triển TNI, bà Lê Hoàng Diệp Thảo biết rằng, cần vạch ra chiến lược và xây dựng một thương hiệu có ý nghĩa trên thị trường quốc tế.
Mới đây, trên trang Facebook cá nhân, nữ hoàng cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo đã giới thiệu cuốn sách “The Queen of King Coffee”, một tác phẩm tự truyện của bà, xuất bản năm 2022. Cuốn sách dành nhiều thời lượng để kể về Trung Nguyên, quá trình hình thành và phát triển của thương hiệu, cũng như cuộc sống của bà trước và sau ly hôn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Cuộc ly hôn nghìn tỷ giữa vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo dù đã trôi qua nhiều năm, nhưng vẫn thường xuyên được nhắc tới. Sự nghiệp của mỗi người sau ly hôn vẫn tỏa sáng theo đúng phong cách của họ: Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tiếp tục phát triển thương hiệu Trung Nguyên, trong khi bà Lê Hoàng Diệp Thảo xây dựng đế chế King Coffee.
Theo bà Thảo, vụ ly hôn đã giúp nhiều người biết đến lịch sử Trung Nguyên một cách công tâm hơn. “Công tâm” mà bà nói ở đây, chính là để mọi người biết đến những đóng góp không hề nhỏ của bà cho sự phát triển của thương hiệu này.
>> Nữ hoàng cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo hé lộ tuyệt chiêu quảng bá King Coffee qua chương trình Paris By Night
Khi cuộc hôn nhân đã rơi vào bế tắc, bà Thảo cho biết, bà đã lập nên một công ty mới mang tên Trung Nguyên International (TNI), hoạt động dựa trên hệ thống Trung Nguyên Singapore tồn tại trước đó. TNI ra đời với mục tiêu phân phối sản phẩm G7 ra toàn cầu. Bà Thảo cũng lên kế hoạch tách dần TNI, vận hành ngoài tầm kiểm soát của Trung Nguyên.
Những hệ lụy từ vụ ly hôn khiến các nỗ lực phân phối G7 trở nên khó khăn. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã tính đến việc xây dựng một thương hiệu quốc tế riêng biệt, một nước đi mạo hiểm. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, bà Thảo thừa nhận ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống có nhiều rủi ro nhất định khi khởi tạo một thương hiệu mới: “Phải mất ít nhất từ 3-5 năm và tỷ lệ thành công dưới 40%”.
Để phát triển TNI, bà Thảo cũng biết rằng, cần vạch ra chiến lược và xây dựng một thương hiệu có ý nghĩa trên thị trường quốc tế. Một cái tên chợt lóe lên, và bà đặt trên bàn cân để suy nghĩ: King Coffee.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tiết lộ rằng cái tên King Coffee thực chất bắt nguồn từ một dòng sản phẩm mới của Trung Nguyên. Tên này đã từng được thảo luận trong nỗ lực tìm kiếm một thương hiệu toàn cầu. Năm 2007, khi Trung Nguyên bắt đầu tái định vị doanh nghiệp, họ đã cố gắng tìm một tên thương hiệu mới, nhưng cuối cùng đã hủy bỏ.
>> Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ liên tục mở rộng tại đất nước tỷ dân
Khi bắt đầu tái định vị lại TNI, bà Thảo chia sẻ: “Tôi vẫn có nhiều cảm xúc khi nhớ về những khoảng thời gian hạnh phúc trước đây, suy nghĩ về danh hiệu Vua cà phê mà anh Vũ được nhắc đến trên các phương tiện thông tin truyền thông”.
Bà quyết định chọn tên thương hiệu là King Coffee, không chỉ để tôn trọng ông Đặng Lê Nguyên Vũ mà còn để thể hiện bản thân không nấp sau bóng một người đàn ông nào nữa.
Đến nay, King Coffee đã khẳng định vị thế tại thị trường quốc tế và đang quay về chinh phục thị trường trong nước. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn luôn là nguồn cảm hứng, là bài học cho nhiều người mong muốn khởi nghiệp. Mô hình nhượng quyền cà phê “Women Can Do” đã được khởi động và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ nhiều phụ nữ.
>> Nữ hoàng cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo: Doanh nghiệp muốn mở rộng, cần một người đại diện thương hiệu
Trong khi đó, ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn tiếp tục đưa Trung Nguyên Legend vươn cao, vươn xa và chinh phục những thử thách mới. Mới đây, ông Vũ tuyên bố mục tiêu mở 1.000 cửa hàng tại Trung Quốc.
Trung Nguyên E-Coffee, mô hình cà phê nhượng quyền, đã đạt 800 cửa hàng phủ khắp Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
Mục tiêu 1.000 tỷ USD mỗi năm mang về cho Việt Nam cũng là một trong những khát vọng xa hơn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
>> Nữ hoàng cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo nói về Women Can Do: ‘Phụ nữ phải vững thì mới lo được cho người khác’