Bà Lê Hoàng Diệp Thảo kể chuyện Trung Nguyên: Từng suy nghĩ về việc đổi tên, tái định vị thương hiệu

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tiết lộ, các đối tác đã đề xuất tìm kiếm một tên gọi thay thế Trung Nguyên, mang tính toàn cầu hơn, hoặc ít nhất là dễ đọc hơn.

Thương hiệu cà phê Trung Nguyên ngày nay đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước và đã khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế với sự hiện diện tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, người sáng lập Trung Nguyên, mới đây đã gây chấn động khi tuyên bố mục tiêu đem về 1.000 tỷ USD cho Việt Nam mỗi năm. Mặc dù mục tiêu này có vẻ khó khăn, nhưng dưới góc nhìn của ông, không gì là không thể. Ông phân tích: “1.000 tỷ USD/210 quốc gia, mỗi quốc gia chỉ cần kiếm 5 tỷ USD. 1.000 tỷ USD là mục tiêu tối thiểu, có gì đâu mà khó!”.

>> Nữ hoàng cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo nói về Women Can Do: ‘Phụ nữ phải vững thì mới lo được cho người khác’

Đổi tên – một phương pháp tái định vị thương hiệu

Tại Việt Nam, Trung Nguyên đã từng bước khẳng định tên tuổi từ những năm 2000, và bắt đầu mở rộng ra thị trường toàn cầu. Trong quyển The King of Coffee, bà Lê Hoàng Diệp Thảo chia sẻ, năm 2006, Trung Nguyên đã sẵn sàng cho quá trình tiếp cận quốc tế. “Lúc đó, tại Việt Nam, chúng tôi có khoảng 70 quán cà phê được điều hành trực tiếp và 1.500 quán cà phê nhượng quyền”.

Tuy nhiên, để thực sự chinh phục thị trường quốc tế, Trung Nguyên đã cân nhắc việc đổi tên – một phương pháp tái định vị thương hiệu – nhằm tối ưu hóa sức hút.

Quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên của Trung Nguyên được khai trương ở sân bay Changi vào năm 2007. Mặc dù sản phẩm chất lượng và danh tiếng của công ty đã được khẳng định, nhưng đối tác nhượng quyền đã nhiều lần nhấn mạnh rằng tên Trung Nguyên khó phát âm đối với người nước ngoài.

>> Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Vụ ly hôn giúp nhiều người biết đến lịch sử Trung Nguyên một cách công tâm hơn

Các đối tác đã đề xuất tìm kiếm một tên gọi thay thế mang tính toàn cầu hơn, hoặc ít nhất là dễ đọc hơn. Ví dụ, khi làm việc với đối tác Nhật, họ mong muốn sử dụng phiên âm tiếng Nhật của thương hiệu, để phù hợp với thị trường.

Nữ hoàng cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo tiết lộ, Trung Nguyên đã nghiêm túc xem xét, cân nhắc việc này một cách nghiêm túc. Nhiều phương án, tên gọi từng được đưa ra luận bàn, trong đó một số tên được đề xuất như “Sang Tao”, đại diện cho cụm từ “Sáng Tạo” trong khẩu hiệu của Trung Nguyên.

Tuy nhiên, việc giữ cho thương hiệu đồng nhất trên toàn cầu cũng là một yếu tố quan trọng. Sau 8 tháng cân nhắc, Trung Nguyên quyết định giữ nguyên tên gọi.

>> Nữ hoàng cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo: Doanh nghiệp muốn mở rộng, cần một người đại diện thương hiệu

Thành công trên thị trường quốc tế

Đến năm 2010, sản phẩm cà phê của Trung Nguyên đã xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã từng bước đưa Trung Nguyên chạm đến những cột mốc mới, trong đó mô hình nhượng quyền Trung Nguyên E-Coffee đã đạt 800 cửa hàng, phủ khắp Việt Nam và xuất hiện tại nhiều quốc gia khác. Hơn 1.000 hợp đồng nhượng quyền đã được ký kết thành công.

Với tham vọng thu về 1.000 tỷ USD mỗi năm, ông Vũ đã khởi động kế hoạch mở 1.000 quán cà phê tại Trung Quốc thông qua hình thức nhượng quyền. Tháng 9/2022, Trung Nguyên Legend đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Thượng Hải, đánh dấu sự khởi đầu của chiến lược “mở cõi” tại thị trường Trung Quốc.

Từ việc khai trương chuỗi cửa hàng tại Thượng Hải đến các kế hoạch mở rộng tại Mỹ, Australia, Canada, và các quốc gia Đông Nam Á, Trung Nguyên Legend vẫn đang từng bước khẳng định mình trên thị trường quốc tế.

>> Nữ hoàng cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo tiết lộ về 10 chữ vàng làm thay đổi Trung Nguyên

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin