Bà Trương Mỹ Lan nhận án chung thân trong vụ án thứ 2

(VNF) – Ngày 17/10, Tòa án Nhân dân TP. HCM tuyên án đối với 34 bị cáo trong đại án liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các tổ chức liên quan.

Đủ cơ sở xác định tội danh

Theo đó, hầu tòa ở vụ án thứ 2 (giai đoạn 2), bà chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị tuyên phạt án tù chung thân cho cả 3 tội.

Hội đồng xét xử nhận định, có đủ cơ sở xác định bị cáo Trương Mỹ Lan đã có hành vi vận chuyển trái phép hơn 4,5 tỷ USD (khoảng 106.730 tỷ đồng) qua biên giới trong 10 năm; rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng.

Cụ thể, tháng 8/2018, SCB đang trong tình trạng bị các cơ quan quản lý thanh tra, kiểm tra; việc xin cấp tín dụng từ SCB của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gặp khó khăn, nợ xấu kéo dài. Trước bối cảnh trên, Trương Mỹ Lan đã ra chủ trương, họp với các nhân sự chủ chốt của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB và Công ty Chứng khoán TVSI để phát hành, chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ bất hợp pháp.

Các bị cáo đã thống nhất sử dụng 4 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gồm: An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu khống, không có tài sản đảm bảo, với mục đích tăng quy mô vốn, phát triển hoạt động kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ, với tổng khối lượng 308.691.388 trái phiếu, bán cho nhiều người dân. Tính đến ngày 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt số tiền 30.081 tỷ đồng của 35.824 bị hại.

Theo Hội đồng xét xử, từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các cá nhân thuộc Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB hoặc cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản nhằm cắt đứt dòng tiền để che giấu, hợp thức nguồn gốc bất hợp pháp số tiền 445.748 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong thời gian từ 2012 – 2022, mỗi khi cần sử dụng tiền chuyển đi nước ngoài để trả nợ và nhận tiền vay từ nước ngoài về, Trương Mỹ Lan giao cho cấp dưới lập các hợp đồng ‘khống’ mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài.Tổng số Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỷ USD (chuyển đi 1,5 tỷ USD, nhận về 3 tỷ USD).
11 bị cáo phạm tội cả hai giai đoạn
Trước đó, tại bản án sơ thẩm giai đoạn 1, Tòa án Nhân dân TP. HCM đã buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường hơn 677.000 tỷ đồng, tương đương tổng dư nợ của 1.284 khoản vay tại SCB có liên quan đến nhóm của bị cáo này.

Trong giai đoạn 1, bà Trương Mỹ Lan bị tuyên phạt mức án tử hình về tội tham ô tài sản. 20 năm tù về tội đưa hối lộ và 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tòa tuyên phạt bị cáo Lan mức án cao nhất là tử hình cho cả 3 tội danh là tham ô tài sản, đưa hối lộ và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Cùng với bị cáo Trương Mỹ Lan, có 10 bị cáo được xác định là phạm tội xuyên suốt từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2, để giúp sức tích cực cho bị cáo Lan trong việc thực hiện các hành vi vi phạm.

Các bị cáo gồm có Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng Giám đốc SCB); Nguyễn Phương Anh (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn SPG); Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng Giám đốc SCB); Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB); Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Tổng giám đốc SCB); Trương Huệ Vân (cựu Tổng Giám đốc Công ty WMC); Hồ Bửu Phương (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoáng Tân Việt, cựu Phó Tổng Giám đốc Tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát); Bùi Đức Khoa (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Natural Land); Chu Lập Cơ -(chồng bà Trương Mỹ Lan).

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin