Để duy trì mức sống như trước nghỉ hưu, mỗi người cần có thu nhập tương đương 70-75% thu nhập bình quân trong 5 năm gần nhất trước nghỉ hưu, theo Ngân hàng Thế giới.
Quy định về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động, nam sẽ nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035. Tuy nhiên, mỗi người hoàn toàn có thể chủ động thời gian nghỉ hưu sớm hơn nếu đã chuẩn bị sẵn sàng tâm thế, đặc biệt về tài chính. Việc xây dựng kế hoạch tài chính sớm giúp mỗi người tận dụng được sức mạnh của thời gian và lãi kép để lựa chọn thời gian nghỉ hưu phù hợp. Song trên thực tế, không nhiều người lên kế hoạch và hành động để chuẩn bị cho cuộc sống lúc về già.
Bức tranh tuổi già nhiều thách thức
Bà Thỏa (72 tuổi, TP HCM) bước chân không còn nhanh nhẹn nhưng vẫn cần mẫn mưu sinh bên gánh tàu hũ ở chợ Bà Chiểu. Nói về hoàn cảnh của mình, bà chia sẻ: “Lúc còn trẻ, tôi không nghĩ đến tích lũy. Giờ già, bệnh tật nhiều, không có tiền tích lũy nên phải tự lao động để sống qua ngày”. Hoàn cảnh con cái cũng chẳng mấy dư giả nên người phụ nữ này không muốn trở thành gánh nặng cho các con.
Những người như bà Thỏa không cá biệt, thậm chí điển hình khi tại Việt Nam, hơn 70% người già không có lương hưu và tiền tích lũy. Một khảo sát gần đây của Chương trình Quỹ dân số Liên hợp quốc cho kết quả, hơn 38% người già sống dựa vào con cái và 29% phải chật vật mưu sinh.
Ngoài ra, theo số liệu từ Bộ Y tế, người Việt có tuổi thọ trung bình cao, vào khoảng 74 tuổi nhưng số năm sống khỏe lại thấp. Một người cao tuổi có thể phải đối mặt với 3-6 các bệnh nền mạn tính, đòi hỏi cần có tài chính để trang trải chi phí y tế lâu dài.
Tuy nhiên, mức chi trả lương hưu từ bảo hiểm xã hội khó đáp ứng được chi tiêu tối thiểu. Nếu tham gia đóng bảo hiểm xã hội đủ năm và nghỉ hưu đúng tuổi, người lao động chỉ hưởng tối đa 75% mức lương bình quân. Thống kê đến tháng 6/2022, cả nước vẫn có hơn 67.300 người già hưởng lương hưu dưới mức chuẩn nghèo, tức dưới 2 triệu đồng mỗi tháng.
Với áp lực tốc độ già hóa dân số nhanh trong khi hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, người trẻ nên chủ động lên kế hoạch tài chính cho quỹ hưu trí, bên cạnh các khía cạnh sức khỏe và tinh thần. Một nền tảng tài chính vững chắc sẽ giúp mỗi người tự tin đối mặt với các rủi ro tuổi xế chiều như chi trả các chi phí y tế, chăm sóc sức khỏe hoặc chủ động cuộc sống về hưu theo mong muốn…
RoboF hỗ trợ thiết kế lộ trình nghỉ hưu
Quỹ hưu trí là một mục tiêu dài hạn và cấu thành từ nhiều yếu tố như mức sống, thu nhập, thời điểm nghỉ hưu, biến động kinh tế, tác động của lạm phát… khiến nhiều người gặp khó khăn để tính số tiền nghỉ hưu đúng và lập kế hoạch nghỉ hưu hiệu quả.
Bằng cách sử dụng tính năng RoboF trên ứng dụng Fmarket, người dùng sẽ được thiết kế sẵn lộ trình nghỉ hưu được cá nhân hóa để phù hợp với mỗi người.
Dựa vào tuổi dự định nghỉ hưu và mức chi tiêu của bạn, RoboF sẽ tự động tính ra số tiền cần trước khi nghỉ hưu và số tiền cần tích lũy mỗi tháng nhằm thực hiện mục tiêu đúng tiến độ. Kết quả này đã bao gồm yếu tố trượt giá 4%, dựa theo thống kê tỷ lệ lạm phát trung bình tại Việt Nam.
Đơn cử, hai người ở độ tuổi khác nhau 25 tuổi và 35 tuổi bắt đầu đầu tư từ năm 2023 để đạt mục tiêu nghỉ hưu sớm vào năm 50 tuổi với mức chi tiêu hàng tháng 10 triệu đồng. Dựa vào thông tin ban đầu, RoboF sẽ đưa ra hai kế hoạch tích lũy khác nhau.
Kết quả, nếu bắt đầu kế hoạch hưu trí muộn thì số tiền tích lũy hàng tháng càng lớn, nghĩa là người bắt đầu kế hoạch năm 35 tuổi sẽ cần số tiền tích lũy mỗi tháng nhiều hơn khoảng 2,5 lần so với người bắt đầu sớm hơn 10 năm. Điều này lý giải sức mạnh của thời gian và lãi kép khiến những ai bắt đầu sớm sẽ có nhiều thời gian để tài sản tăng trưởng.
Ông Đặng Vị Thanh, Giám đốc Phát triển kinh doanh, Công ty Quản lý Quỹ Dai-ichi Life Việt Nam cho rằng, nghỉ hưu không đồng nghĩa phải đợi đến tuổi hay chờ khi mất sức. Mỗi người có toàn quyền có quyết định thời điểm nghỉ hưu và cuộc sống tuổi xế chiều.
Theo ông Thanh, người trẻ nên lập kế hoạch nghỉ hưu càng sớm càng tốt, bắt đầu từ số tiền nhỏ nhất. “Tài sản lớn nhất mà các bạn có là thời gian và thách thức lớn nhất là sự kỷ luật. Sự hỗ trợ của nhiều công cụ và giải pháp hỗ trợ như RoboF giúp các bạn thực hiện kế hoạch nghỉ hưu sớm dễ dàng hơn”, ông nói.
Hồng Thảo