Mùa nước nổi, rừng tràm Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh có hàng trăm loài chim sinh sản, trong đó có cò Ốc và Điêng Điểng, tạo nên khung cảnh sinh thái trù phú ở vùng Đồng Tháp Mười.
Rừng tràm Gáo Giồng rộng 1.500 ha, trong đó 1.200 ha là rừng tràm sản xuất với hơn 100 loài chim sinh sống. Bên cạnh trồng rừng và khai thác, Gáo Giồng còn kết hợp du lịch sinh thái.
Gáo Giồng cách TP HCM 145 km, là điểm tham quan chan hòa với thiên nhiên khi sở hữu những rừng tràm bạt ngàn, nhiều loài thực vật gắn liền với vùng Đồng Tháp Mười như bông súng, các loại bèo, tre.
Rừng tràm Gáo Giồng rộng 1.500 ha, trong đó 1.200 ha là rừng tràm sản xuất với hơn 100 loài chim sinh sống. Bên cạnh trồng rừng và khai thác, Gáo Giồng còn kết hợp du lịch sinh thái.
Gáo Giồng cách TP HCM 145 km, là điểm tham quan chan hòa với thiên nhiên khi sở hữu những rừng tràm bạt ngàn, nhiều loài thực vật gắn liền với vùng Đồng Tháp Mười như bông súng, các loại bèo, tre.
Tổ cò Ốc dày đặc trên các ngọn tràm.
Mùa nước ở miền Tây bắt đầu từ khoảng tháng 8 đến tháng 11. Nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về Việt Nam, dâng chậm trong nhiều tháng. Mùa nước về cây cối tươi tốt, cá tôm phong phú, là thời điểm nhiều loài chim quý về làm tổ, sinh sôi.
Tổ cò Ốc dày đặc trên các ngọn tràm.
Mùa nước ở miền Tây bắt đầu từ khoảng tháng 8 đến tháng 11. Nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về Việt Nam, dâng chậm trong nhiều tháng. Mùa nước về cây cối tươi tốt, cá tôm phong phú, là thời điểm nhiều loài chim quý về làm tổ, sinh sôi.
Ước tính có hàng chục nghìn con cò Ốc – loài chim nằm trong sách đỏ, ở Gáo Giồng.
Bên cạnh các loài sen, súng phát triển, tôm, cá, cua, ốc cũng sinh trưởng mạnh trong các đầm nước, trở thành thức ăn của các loài chim, cò.
Ước tính có hàng chục nghìn con cò Ốc – loài chim nằm trong sách đỏ, ở Gáo Giồng.
Bên cạnh các loài sen, súng phát triển, tôm, cá, cua, ốc cũng sinh trưởng mạnh trong các đầm nước, trở thành thức ăn của các loài chim, cò.
Đức Thọ (áo vàng), đến từ TP HCM, cho biết cùng nhóm bạn đến Giáo Giồng để trải nghiệm cảm giác hòa cùng thiên nhiên. Thọ ấn tượng với số lượng chim cò nơi đây.
“Chúng tôi chèo xuồng và nghe tiếng nhiều loài chim hót, cảm giác rất thanh bình”, Thọ cho biết.
Đức Thọ (áo vàng), đến từ TP HCM, cho biết cùng nhóm bạn đến Giáo Giồng để trải nghiệm cảm giác hòa cùng thiên nhiên. Thọ ấn tượng với số lượng chim cò nơi đây.
“Chúng tôi chèo xuồng và nghe tiếng nhiều loài chim hót, cảm giác rất thanh bình”, Thọ cho biết.
Loại cò nhiều nhất ở Gáo Giồng là cò Ốc, còn gọi là cò Nhạn. Tổ cò Ốc khá to, được chim trống liên tục mang về những nhánh cây để kết tổ.
Loại cò nhiều nhất ở Gáo Giồng là cò Ốc, còn gọi là cò Nhạn. Tổ cò Ốc khá to, được chim trống liên tục mang về những nhánh cây để kết tổ.
Đôi cò Ốc trên tổ. Sau khi tìm được nhánh cây vừa ý chúng sẽ bẻ đem về tổ và sắp xếp lại cho chắc chắn.
Đôi cò Ốc trên tổ. Sau khi tìm được nhánh cây vừa ý chúng sẽ bẻ đem về tổ và sắp xếp lại cho chắc chắn.
Chim Điêng Điểng còn gọi là chim Cổ Rắn, chọn một khu vực riêng để làm tổ.
Điêng Điểng toàn thân màu đen ánh xanh, cổ rất dài, mỏ dài và nhọn, bàn chân ngắn có màng bơi như chân vịt. Chúng kiếm ăn trên kênh rạch, thích phơi nắng trên cây ven bờ nước hoặc rừng tràm.
Anh Trần Thanh Xuân – lực lượng bảo vệ rừng, cho biết tổ chim Điêng Điểng nhỏ và đơn sơ hơn Cò Ốc. Trên tổ hiếm khi có cả hai con trống và mái vì chúng thay phiên đi kiếm thức ăn.
”Tụi Điêng Điểng bắt cá tài tình lắm, lặn hụp ngoài đồng, có khi săn được một con cá trê to”, anh nói.
Chim Điêng Điểng còn gọi là chim Cổ Rắn, chọn một khu vực riêng để làm tổ.
Điêng Điểng toàn thân màu đen ánh xanh, cổ rất dài, mỏ dài và nhọn, bàn chân ngắn có màng bơi như chân vịt. Chúng kiếm ăn trên kênh rạch, thích phơi nắng trên cây ven bờ nước hoặc rừng tràm.
Anh Trần Thanh Xuân – lực lượng bảo vệ rừng, cho biết tổ chim Điêng Điểng nhỏ và đơn sơ hơn Cò Ốc. Trên tổ hiếm khi có cả hai con trống và mái vì chúng thay phiên đi kiếm thức ăn.
”Tụi Điêng Điểng bắt cá tài tình lắm, lặn hụp ngoài đồng, có khi săn được một con cá trê to”, anh nói.
Đôi chim Còng Cọc đùa giỡn trên tổ. Còng Cọc trưởng thành vào thời kỳ sinh sản, phần lông vũ trên đầu sẽ lấm tấm bạc. Con non sinh ra có lông tơ màu trắng và dần chuyển sang đen khi lớn.
Đôi chim Còng Cọc đùa giỡn trên tổ. Còng Cọc trưởng thành vào thời kỳ sinh sản, phần lông vũ trên đầu sẽ lấm tấm bạc. Con non sinh ra có lông tơ màu trắng và dần chuyển sang đen khi lớn.
Cò Ốc làm tổ san sát nhau trên ngọn tràm.
Sau mùa chim sinh sản, khu vực rừng tràm thường xơ xác do chim lấy nhánh cây, lá để làm tổ. Sau một đến hai năm, đàn chim chọn khu vực mới để sinh sản.
Cò Ốc làm tổ san sát nhau trên ngọn tràm.
Sau mùa chim sinh sản, khu vực rừng tràm thường xơ xác do chim lấy nhánh cây, lá để làm tổ. Sau một đến hai năm, đàn chim chọn khu vực mới để sinh sản.
Khung cảnh thanh bình vào sớm mai ở rừng tràm Gáo Giồng.
Khung cảnh thanh bình vào sớm mai ở rừng tràm Gáo Giồng.
Ông Huỳnh Thanh Hiền, Trưởng Ban quản lý rừng tràm Gáo Giồng, cho biết vào mùa chim sinh sản, khu vực tập trung tổ chim được bảo vệ nghiêm ngặt. Các tổ chốt thường xuyên tuần tra, chống xâm nhập trái phép và săn bắt chim cò.
Đồng thời, Ban tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không săn bắt chim, cò hoang dã, khi chúng bay đến ruộng lúa tìm thức ăn.
Ông Huỳnh Thanh Hiền, Trưởng Ban quản lý rừng tràm Gáo Giồng, cho biết vào mùa chim sinh sản, khu vực tập trung tổ chim được bảo vệ nghiêm ngặt. Các tổ chốt thường xuyên tuần tra, chống xâm nhập trái phép và săn bắt chim cò.
Đồng thời, Ban tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không săn bắt chim, cò hoang dã, khi chúng bay đến ruộng lúa tìm thức ăn.
Khu vực bãi chim sinh sản ở Gáo Giồng. Video: Ngọc Tài
Ngọc Tài