Cuối năm lắng nghe những rung động nội tâm cùng tác giả Phong Việt

Với những góc nhìn về nội tâm của con người, nhà thơ Phong Việt hy bạn đọc có thể tìm thấy một phần nội tâm của họ ở trong đó, với cùng một tần số rung động.

Nha tho Phong Viet anh 1

Tập tản văn Chúng ta sống để lắng nghe… Ảnh: M.L.

Luôn ra mắt vào dịp cuối năm, những cuốn tản văn của nhà thơ Phong Việt đã trở thành món quà tinh thần mà bạn đọc đón chờ để tặng bạn bè, người thân và chính mình. Đến hẹn lại lên, cuối năm nay, nhà thơ này lại tiếp tục cho ra mắt một tập tản văn mới có tựa đề là Chúng ta sống để lắng nghe. Nói là mới nhưng cũng có dư vị từ cái cũ, vì cuốn tản văn này tiếp nối mạch series sách Chúng ta sống có vui không, Chúng ta sống là vì… đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt những năm qua.

Hơn 40 bài viết trong Chúng ta sống để lắng nghe là những lát cắt cuộc sống được tác giả kể lại qua lớp “kính lọc” giàu cảm xúc. Và ở đó tác quan sát những điều xuất phát từ nội tâm của mình, và tập “lắng nghe” những rung động từ bên trong. Tác giả chia sẻ: “Chỉ hy vọng là với những góc nhìn rất giản đơn của mình về nội tâm của con người, bạn đọc có thể tìm thấy một phần nội tâm của họ ở trong đó, với cùng một tần số rung động…”.

Tập lắng nghe những rung động bên trong cũng là quá trình tác giả đi sâu vào lòng mình, tìm lại chính mình, rồi nhìn thấy chính mình từ thật sâu tâm khảm cũng như tìm thấy sự bình an và tâm thái bình thản ở bên trong.

Thế nhưng, lắng nghe tiếng nói nội tâm của mình thì sẽ không thể tránh những lúc cô đơn một mình. Trong tập tản văn này, tác giả Phong Việt viết về những lúc “ngồi một mình ở đâu đó” khi “làm một giống loài cô đơn”, với tâm thế chấp nhận và làm bạn với điều đó, bởi vì “có trải qua trầy xước và tươm máu thì trái tim và tâm hồn mới có khả năng tạo ra kháng thể”.

Đây là một lối tiếp cận và lý giải bình thản hơn với sự cô đơn. Anh chia sẻ: “Cô đơn với tôi không phải là một thuộc tính của riêng con người. Tuy nhiên, vì cách chúng ta có được tư duy giúp cho chúng ta nhìn vào nỗi cô đơn trở nên đa chiều hơn. Tôi từng phủ định nỗi cô đơn rất nhiều lần, nhưng cuối cùng nhận ra, thứ duy nhất mình có thể làm được là chấp nhận và sống chung với nó. Tôi không đến mức yêu thích nỗi cô đơn, nhưng tôi đã xem nỗi cô đơn như một người bạn, có thể trò chuyện cùng nhau khi người bạn đó xuất hiện.

Cô đơn là một phần của đời sống con người, thế nên hãy đồng hành cùng nó, và nếu có thể nói chuyện được với nó để có thể biến khoảng thời gian có vẻ đơn độc ấy trở nên có giá trị về mặt trưởng thành của tư duy…”.

Nha tho Phong Viet anh 2

Nhà thơ Phong Việt. Ảnh: FBNV.

Không chỉ lắng nghe những rung động từ bên trong để tìm sự bình an, và tâm thái bình thản, tập tản văn còn nói đến chủ đề “Gia đình” và “tình. Tác giả đặt ra những câu hỏi: Chúng ta muốn sống trong ngôi nhà như thế nào? Làm cha mẹ, những khoảnh khắc soi thấu mình khi ở cạnh con cái, những cảm xúc tràn ngập khi “ôm một người nhỏ bé vào lòng”… Có lẽ không ít bạn đọc sẽ cảm thấy sự đồng cảm ở chủ đề này, và thêm chút mong đợi khoảnh khắc về quê sum vầy cùng người thân cuối năm.

Hiểu về bản thân cũng là một chủ đề mà Phong Việt đề cập trong tập tản văn này. Tác giả đã đưa ra những câu hỏi mà từ các triết gia đến mỗi con người chúng ta đều từng có lúc đặt ra trong đời, chẳng hạn như: Tôi là ai?, “Tôi muốn sống như thế nào?

Đồng thời anh cũng chọn cách trả lời những câu hỏi này thông qua những câu chuyện và những điều quan sát được, mỗi lần giúp anh hiểu thêm một chút về bản thân. “Mình chỉ là một con người”, “chúng ta sống để lắng nghe”, “chúng ta muốn ra đi như thế nào”, “mình chỉ cần được là mình”…Tác giả kể câu chuyện của mình và mở ra không gian cho bạn đọc chậm lại, nghĩ về câu trả lời của riêng họ.

Đọc Chúng ta sống để lắng nghe, bạn sẽ nhìn thấy mình đâu trong đó và khi khép sách lại, điều đọng lại trong bạn lớn nhất vẫn là tình yêu thương, sự thanh thản và niềm hy vọng. Bay bổng mà không xa rời cuộc sống: đó chính là do mà nhiều bạn đọc vẫn chờ đợi tác phẩm mới và dịp cuối năm của tác giả Phong Việt để làm quà cho chính mình và những người thân yêu.

Giải thưởng Sách Quốc gia do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức. Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu (2023) tổ chức ngày 29/12/2023 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội). Đơn vị tài trợ Kim cương: Ngân hàng VIB, Đơn vị tài trợ bạc: THACO.

Nguyễn Phong Việt tái xuất với tập thơ song ngữ ‘Chúc ngủ ngon’

“Chúc ngủ ngon” là tập thơ song ngữ thứ ba mà Nguyễn Phong Việt viết cho độc giả nhí.

‘Khi viết tôi mệt, như đang review lại trải nghiệm nỗi đau của mình’

“Ta đừng quá nặng nề thơ ca phải thế này, phải thế khác. Nếu cứ định nghĩa thơ theo cách ta mong muốn thì ta đang tự giới hạn khả năng sáng tạo của mình”, Phong Việt nêu quan điểm.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin