Cây sưa ở Bộ Ngoại giao, cây đa cổ thụ trước Nhà Thờ Lớn, hàng cây trên phố Phan Đình Phùng, những điểm check in nổi tiếng ở Hà Nội, bị tàn phá trong bão Yagi.
Ba cây sưa nằm ở đầu phố Tôn Thất Đàm, quận Ba Đình, trước trụ sở Bộ Ngoại giao và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những điểm check in nổi tiếng ở Hà Nội. Mỗi mùa hoa sưa vào tháng ba, cây nở hoa trắng muốt. Ảnh: Giang Trịnh
Ba cây sưa nằm ở đầu phố Tôn Thất Đàm, quận Ba Đình, trước trụ sở Bộ Ngoại giao và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những điểm check in nổi tiếng ở Hà Nội. Mỗi mùa hoa sưa vào tháng ba, cây nở hoa trắng muốt. Ảnh: Giang Trịnh
Sau bão Yagi, hai trong số ba cây bị đổ. Đây là hai cây lớn, nở hoa nhiều. Một cây đã được cưa sát gốc, phần thân và ngọn cây được thu dọn. Cây còn lại đến trưa 8/9 vẫn đổ ngang đường, vắt qua tường phía Đại sứ quán Ba Lan bên cạnh. Ảnh: Tâm Anh
Sau bão Yagi, hai trong số ba cây bị đổ. Đây là hai cây lớn, nở hoa nhiều. Một cây đã được cưa sát gốc, phần thân và ngọn cây được thu dọn. Cây còn lại đến trưa 8/9 vẫn đổ ngang đường, vắt qua tường phía Đại sứ quán Ba Lan bên cạnh. Ảnh: Tâm Anh
Nhiều người dân Hà Nội sáng 8/9 đi qua tuyến phố Điện Biên Phủ – Tôn Thất Đàm đã dừng xe ghi lại hình ảnh về địa điểm quen thuộc này.
Chị Hương Nguyễn, nhà ở phố Điện Biên Phủ, nói tiếc khi thấy những cây sưa không còn sau bão. “Tôi sống ở đây lâu rồi nên những cây sưa này đầy kỷ niệm”, chị Hương nói. Ảnh: Ngọc Thành
Nhiều người dân Hà Nội sáng 8/9 đi qua tuyến phố Điện Biên Phủ – Tôn Thất Đàm đã dừng xe ghi lại hình ảnh về địa điểm quen thuộc này.
Chị Hương Nguyễn, nhà ở phố Điện Biên Phủ, nói tiếc khi thấy những cây sưa không còn sau bão. “Tôi sống ở đây lâu rồi nên những cây sưa này đầy kỷ niệm”, chị Hương nói. Ảnh: Ngọc Thành
Phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm, dẫn vào cổng Nhà Thờ Lớn Hà Nội có một hàng cây đa cổ thụ. Những cây đa cao lớn này có lớp rễ mọc trên thân dày đặc, rủ xuống như những bức rèm, trở thành địa điểm thu hút rất đông người trẻ Hà Nội chụp ảnh, đặc biệt vào mỗi dịp Giáng Sinh với hậu cảnh là Nhà Thờ Lớn. Ảnh: Ngọc Thành
Phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm, dẫn vào cổng Nhà Thờ Lớn Hà Nội có một hàng cây đa cổ thụ. Những cây đa cao lớn này có lớp rễ mọc trên thân dày đặc, rủ xuống như những bức rèm, trở thành địa điểm thu hút rất đông người trẻ Hà Nội chụp ảnh, đặc biệt vào mỗi dịp Giáng Sinh với hậu cảnh là Nhà Thờ Lớn. Ảnh: Ngọc Thành
Cây đa nằm gần Nhà Thờ Lớn nhất đã bị bật tung rễ sau cơn bão Yagi. Trên phố này còn một vài cây nhỏ khác đổ ngổn ngang, khiến việc đi lại bị cản trở. Ảnh: Hoàng Giang
Cây đa nằm gần Nhà Thờ Lớn nhất đã bị bật tung rễ sau cơn bão Yagi. Trên phố này còn một vài cây nhỏ khác đổ ngổn ngang, khiến việc đi lại bị cản trở. Ảnh: Hoàng Giang
Người dân lưu lại những hình ảnh cuối của cây đa cổ thụ trên phố Nhà Thờ, sáng 8/9. Ảnh: Hoàng Giang
Người dân lưu lại những hình ảnh cuối của cây đa cổ thụ trên phố Nhà Thờ, sáng 8/9. Ảnh: Hoàng Giang
Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, được mệnh danh là một trong những con đường đẹp nhất và lãng mạn nhất Hà Nội với hàng cây sấu cổ thụ rợp bóng mát hai bên đường. Trong chuyến thăm Hà Nội cuối năm 2023, Thủ tướng Hà Lan và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đạp xe trên con đường này.
Khu vực trước Di tích Cửa Bắc luôn là điểm thu hút giới trẻ tới check in. Vào những buổi sáng mùa thu, trời mát, ánh nắng chiếu xiên, khung cảnh ở đây còn là điểm dừng chân của nhiều nhiếp ảnh gia. Ảnh: Báo Công Lý
Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, được mệnh danh là một trong những con đường đẹp nhất và lãng mạn nhất Hà Nội với hàng cây sấu cổ thụ rợp bóng mát hai bên đường. Trong chuyến thăm Hà Nội cuối năm 2023, Thủ tướng Hà Lan và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đạp xe trên con đường này.
Khu vực trước Di tích Cửa Bắc luôn là điểm thu hút giới trẻ tới check in. Vào những buổi sáng mùa thu, trời mát, ánh nắng chiếu xiên, khung cảnh ở đây còn là điểm dừng chân của nhiều nhiếp ảnh gia. Ảnh: Báo Công Lý
Dọc đường Phan Đình Phùng sáng 8/9, nhiều cây sấu bật gốc, một số cây khác gẫy cành, khung cảnh ngổn ngang. Nhiều cây đã được cưa thành các khúc nhỏ trước khi được thu dọn. Đến gần trưa, phố Phan Đình Phùng cấm toàn bộ phương tiện qua lại, để tránh gây nguy hiểm. Ảnh: Hoàng Giang
Dọc đường Phan Đình Phùng sáng 8/9, nhiều cây sấu bật gốc, một số cây khác gẫy cành, khung cảnh ngổn ngang. Nhiều cây đã được cưa thành các khúc nhỏ trước khi được thu dọn. Đến gần trưa, phố Phan Đình Phùng cấm toàn bộ phương tiện qua lại, để tránh gây nguy hiểm. Ảnh: Hoàng Giang
Vỉa hè phố Phan Đình Phùng hôm 2/9 thu hút đông người dân và du khách đến Hà Nội dạo chơi, chụp ảnh. Ảnh: Dương Dũng
Vỉa hè phố Phan Đình Phùng hôm 2/9 thu hút đông người dân và du khách đến Hà Nội dạo chơi, chụp ảnh. Ảnh: Dương Dũng
Cũng góc phố này sau bão, khung cảnh ngổn ngang, một số cành cây gãy la liệt trên vỉa hè, lá sấu rụng kín mặt đường. Nhiều trụ đèn trang trí bị hư hỏng. Vỉa hè không còn chỗ đi lại. Ảnh: Ngọc Thành
Cũng góc phố này sau bão, khung cảnh ngổn ngang, một số cành cây gãy la liệt trên vỉa hè, lá sấu rụng kín mặt đường. Nhiều trụ đèn trang trí bị hư hỏng. Vỉa hè không còn chỗ đi lại. Ảnh: Ngọc Thành
Phố Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm, với những bức tranh tường về Hà Nội xưa nhiều năm nay đã trở thành điểm đến được nhiều người yêu thích. Trước Trung thu, nơi này còn được trang trí với vô số đèn lồng, những món đồ chơi truyền thống và các gian hàng đồ thủ công. Ảnh: Mekong ASEAN
Phố Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm, với những bức tranh tường về Hà Nội xưa nhiều năm nay đã trở thành điểm đến được nhiều người yêu thích. Trước Trung thu, nơi này còn được trang trí với vô số đèn lồng, những món đồ chơi truyền thống và các gian hàng đồ thủ công. Ảnh: Mekong ASEAN
Sáng 8/9, một số cây trên đoạn phố này đổ kéo theo toàn bộ đèn lồng được treo gần đây sập theo. Các gian hàng bán đồ Trung thu cũng bị hư hỏng.
Theo số liệu của UBND TP Hà Nội, toàn thành phố hiện có khoảng 1,8 triệu cây xanh đô thị, chủ yếu là xà cừ, sấu, phượng, muồng, bằng lăng, giáng hương, bàng, chiêu liêu. Sáng 8/9, Chủ tịch UBND thành phố cho biết có khoảng 17.000 cây gãy đổ, trong số này có nhiều cây hàng chục năm tuổi. Ảnh: Ngọc Thành
Sáng 8/9, một số cây trên đoạn phố này đổ kéo theo toàn bộ đèn lồng được treo gần đây sập theo. Các gian hàng bán đồ Trung thu cũng bị hư hỏng.
Theo số liệu của UBND TP Hà Nội, toàn thành phố hiện có khoảng 1,8 triệu cây xanh đô thị, chủ yếu là xà cừ, sấu, phượng, muồng, bằng lăng, giáng hương, bàng, chiêu liêu. Sáng 8/9, Chủ tịch UBND thành phố cho biết có khoảng 17.000 cây gãy đổ, trong số này có nhiều cây hàng chục năm tuổi. Ảnh: Ngọc Thành
Tâm Anh