Lý do môn bơi tại Olympic 2024 khó bất thường

Thiết kế bất thường của bể bơi La Défense (Paris, Pháp) so với tiêu chuẩn thế giới được cho là nguyên nhân chính khiến các tay bơi tại Olympic Paris khó phá kỷ lục thế giới.

381536

Thế vận hội Paris khai mạc bằng một cơn mưa lớn. Tuy nhiên, nhà thi đấu La Défense (Paris, Pháp), nơi tổ chức các nội dung bơi lội, đang phải chịu một cơn “hạn hán” kỷ lục thế giới, khiến các VĐV và quan chức phải đau đầu tìm lời giải.

Một số tay bơi nổi bật, bao gồm nữ kình ngư Ariarne Titmus, đổ lỗi cho cơ sở vật chất kém lý tưởng tại Làng Olympic.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khoa học hơn, các chuyên gia đều đồng loạt lên tiếng về thiết kế bất thường của bể bơi trung tâm của La Défense mới là “thủ phạm” hàng đầu.

Khan hiếm kỷ lục

Sau 5 ngày thi đấu đầu tiên, “đường đua xanh” tại Olympic Paris mới chỉ có duy nhất một kỷ lục thế giới bị phá vỡ, đó là huy chương vàng của Pan Zhanle (Trung Quốc) ở nội dung 100 m tự do.

So với 6 kỷ lục thế giới mới về bơi lội được thiết lập tại Tokyo năm 2021 và 8 kỷ lục ở Rio năm 2016, đây quả thật là một con số đáng báo động.

Olympic anh 1

Pan Zhanle, kình ngư giành HCV 100 m tự do nam là người hiếm hoi phá kỷ lục thế giới ở môn bơi tại Olympic 2024 với thời gian 46,40 giây.

Ngay cả ở nội dung bơi tự do 400 m nữ, vốn được truyền thông quảng bá rầm rộ là “cuộc đua của thế kỷ” với sự xuất hiện của 3 kình ngư từng giữ kỷ lục thế giới gần đây nhất bao gồm Ariarne Titmus (Australia), Summer McIntosh (Canada) và Katie Ledecky (Mỹ) cũng không đạt kỳ vọng.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở nội dụng bơi ngửa 100 m nữ. Kaylee McKeown bảo vệ thành công HCV trong nội dung có tới 4 VĐV nhanh nhất lịch sử với thành tích 57,33 giây, phá kỷ lục Olympic.

Tuy nhiên, thành tích này lại kém kỷ lục thế giới ở 57,13 giây được thiết lập vào tháng trước tại vòng loại của Mỹ bởi Regan Smith – người giành HCB ở Paris.

The Athletic hay Independent đều cùng cho rằng bản thân hồ bơi ở La Défense, hay chính xác hơn là độ sâu của nó có thể là nguyên nhân chính khiến các tay bơi khó bứt phá.

Cụ thể, với độ sâu 2,15 m, hồ bơi ở La Défense nông hơn so với bất kỳ nhà thi đấu ở Thế vận hội hiện đại nào. Theo World Aquatics – cơ quan quản lý bơi lội, khuyến nghị các hồ bơi phải sâu 3 m và tối thiểu là 2,5 m.

Olympic anh 2

Hồ bơi ở La Défense chỉ có độ sâu 2,15m.

Để so sánh, hồ bơi tại Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 sâu hơn 3 m, chứng kiến 25 kỷ lục thế giới mới ở các nội dụng cá nhân và đồng đội, bên cạnh 65 kỷ lục Olympic bị phá vỡ.

Sự khác biệt của hồ bơi nông

Tại sao điều này lại tạo ra sự khác biệt? Khi lặn xuống hồ và bơi qua nước, các VĐV tự nhiên tạo ra những con sóng tỏa ra bên ngoài. Một số con sóng này sẽ lan truyền dọc theo bề mặt hồ bơi và bị chậm lại bởi các máng xối ở mép.

Những con sóng khác sẽ di chuyển xuống dưới, nảy ra khỏi đáy hồ bơi và quay trở lại bề mặt để tạo ra sự nhiễu loạn. Điều này dẫn đến một số suy đoán rằng việc hồ bơi nông ở Paris đang tạo ra nhiều nhiễu loạn hơn trong nước, làm chậm tốc độ của các tay bơi.

Sự nhiễu loạn có thể làm chậm VĐV theo hai cách. Đầu tiên, nó tạo ra bề mặt hồ bơi gồ ghề và làm gián đoạn nhịp điệu của các kình ngư, khiến họ phải giảm tốc.

Thứ hai, sự nhiễu loạn làm tăng tác động của lực cản nước bằng cách làm tiêu tan động lượng của VĐV. Nói cách khác, chuyển động của nước thực sự “hút” tốc độ của các tay bơi.

Olympic anh 3

Việc bể ở Olympic 2024 quá nông được cho là tạo ra nhiều nhiễu loạn hơn trong nước và làm chậm tốc độ của các tay bơi.

“Thật điên rồ khi họ xây dựng hồ bơi kiểu này. Khi bạn bơi sẽ tạo ra một con sóng và nó sẽ đi theo sau. Nếu hồ bơi quá nông, sóng sẽ phản xạ từ đáy hồ, khiến nước trở nên hỗn loạn và do đó làm chậm các tay bơi. Các VĐV lẽ ra đã có thể phá vỡ kỷ lục của mình. Ở nội dung bơi ếch 100 m, họ đáng lẽ phải làm tốt hơn nhiều”, Amandine Aftalion, nhà khoa học cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Pháp cho biết.

Mặc dù vậy, theo Roberto Colletto, CEO của công ty Italy xây dựng hồ bơi ở Paris, cho biết về mặt kỹ thuật, không có vấn đề gì với hồ bơi ở La Défense.

Tờ Guardian lại đưa ra ý kiến ngược lại. Cụ thể, xét về mặt khoa học, lý thuyết này có một số lỗ hổng. Một vấn đề là sóng dội ra khỏi đáy hồ bơi có sự khác biệt so với sóng truyền qua bề mặt.

Sóng ngầm về cơ bản là sóng âm thanh được tạo ra bởi sự khác biệt về áp suất nước. Sóng âm di chuyển với tốc độ khoảng 1.500 m/giây trong nước. Trong một hồ bơi sâu 2,15 m, sóng âm mất chưa đầy 3 mili giây để bật ra khỏi đáy và trở lại bề mặt, so với 4 mili giây trong một hồ bơi sâu 3 m.

Sự khác biệt về thời gian di chuyển tính bằng mili giây này có tác động không đáng kể đến việc tạo ra nhiễu loạn ở bề mặt hồ bơi.

Để dẫn chứng cho điều này, kỷ lục thế giới mới ở nội dung bơi tự do 200 m nữ được xác lập tại giải tuyển chọn cho Olympic của đội tuyển bơi Australia. Giải tổ chức ở Trung tâm thể thao dưới nước Brisbane, và hồ bơi tại đây chỉ sâu 2 m.

Một khả năng khác được đề cập là các VĐV bơi lội đang tiến gần đến giới hạn của con người, hay ít nhất là cho đến khi khoa học tìm ra cách phá vỡ những giới hạn đó một lần nữa.

Olympic anh 4

Một ý kiến khác cho rằng các kình ngư đang đạt đến giới hạn của con người.

Công nghệ mới, dinh dưỡng và đào tạo được cải thiện qua từng năm. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận dễ dàng hơn với các CLB bơi và những HLV hàng đầu đã thúc đẩy hiệu suất của giới tinh hoa.

Tuy nhiên, mỗi kỷ lục bị phá vỡ lại làm giảm khả năng đạt được một kỷ lục khác, thậm chí còn tốt hơn. Không có gì ngạc nhiên khi tốc độ phá kỷ lục sẽ giảm dần theo thời gian.

Ví dụ dễ thấy nhất có thể kể đến trong môn chạy marathon. Kỷ lục thế giới của nam đã giảm 12 phút trong những năm 1950 và 1960. Tuy nhiên, tiến triển tiếp theo lại rất chậm, khi kỷ lục này chỉ giảm thêm 8 phút trong 60 năm qua và hiện vẫn chưa ai phá được mốc dưới 2 giờ.

Một nghiên cứu thống kê được công bố vào năm 2019 dự đoán rằng chỉ có 25% cơ hội để ai đó vượt qua ngưỡng hai giờ trong một sự kiện chính thức cho đến năm 2027.

Những nhà khoa học tiên phong

“Những nhà khoa học tiên phong” là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Sự thật về bức ảnh ‘xạ thủ bắn qua gương’ tại Olympic 2024

Hình ảnh này không phải từ Thế vận hội, mà từ một chương trình truyền hình từ hơn 10 năm trước. Khung cảnh hay logo Olympic 2024 được chỉnh sửa và chèn vào ảnh để gây sự chú ý.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin