Núi Bà Đen, làng nổi Tân Lập và địa đạo Củ Chi chỉ cách TP HCM vài giờ lái xe, là những điểm đến phù hợp với du khách quốc tế khách bởi vẻ đẹp văn hoá, lịch sử đậm chất Nam bộ.
Núi Bà Đen (Tây Ninh)
Với hai tiếng di chuyển từ TP HCM, Tây Ninh nổi tiếng với ngọn núi Bà Đen – một trong số huyệt đạo thiêng của cả nước, gắn liền với hệ thống chùa cổ và các công trình tâm linh trên đỉnh núi.
Núi Bà Đen cao 986 m, cao nhất Nam bộ, được mệnh danh là “đệ nhất thiên sơn”. Đây là điểm đến chữa lành được ưa chuộng bởi không khí mát mẻ, hoa cỏ bao bọc xung quanh. Núi Bà Đen còn sở hữu các ngôi chùa gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu – tượng đài linh thiêng trong đời sống tín ngưỡng của người Nam bộ.
Trên đỉnh cao nhất núi Bà Đen có tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao 72 m, đúc từ hơn 170 tấn đồng đỏ, được kỷ lục Guinness công nhận là “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á toạ lạc trên đỉnh núi”. Bức ảnh tượng Phật Bà giữa biển mây trên “nóc nhà Nam bộ” từng đạt giải thưởng nhiếp ảnh thế giới, đưa núi Bà Đen trở thành điểm đến quốc tế. Ảnh: Trần Tuấn Việt
Núi Bà Đen (Tây Ninh)
Với hai tiếng di chuyển từ TP HCM, Tây Ninh nổi tiếng với ngọn núi Bà Đen – một trong số huyệt đạo thiêng của cả nước, gắn liền với hệ thống chùa cổ và các công trình tâm linh trên đỉnh núi.
Núi Bà Đen cao 986 m, cao nhất Nam bộ, được mệnh danh là “đệ nhất thiên sơn”. Đây là điểm đến chữa lành được ưa chuộng bởi không khí mát mẻ, hoa cỏ bao bọc xung quanh. Núi Bà Đen còn sở hữu các ngôi chùa gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu – tượng đài linh thiêng trong đời sống tín ngưỡng của người Nam bộ.
Trên đỉnh cao nhất núi Bà Đen có tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao 72 m, đúc từ hơn 170 tấn đồng đỏ, được kỷ lục Guinness công nhận là “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á toạ lạc trên đỉnh núi”. Bức ảnh tượng Phật Bà giữa biển mây trên “nóc nhà Nam bộ” từng đạt giải thưởng nhiếp ảnh thế giới, đưa núi Bà Đen trở thành điểm đến quốc tế. Ảnh: Trần Tuấn Việt
Đỉnh núi Bà Đen cũng là nơi ngự toạ của Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn hàng đầu thế giới có chiều cao 36 m, nặng đến 5.112 tấn. Tôn tượng được ghép bởi 6.688 viên đá sa thạch có độ chính xác từng cm, mỗi viên đá được lọc lựa kỹ lưỡng, kiểm tra màu, vân đá, kích thước chuẩn xác và ghép lại theo cảm hứng ruộng bậc thang. Ảnh: Nguyễn Minh Tú
Đỉnh núi Bà Đen cũng là nơi ngự toạ của Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn hàng đầu thế giới có chiều cao 36 m, nặng đến 5.112 tấn. Tôn tượng được ghép bởi 6.688 viên đá sa thạch có độ chính xác từng cm, mỗi viên đá được lọc lựa kỹ lưỡng, kiểm tra màu, vân đá, kích thước chuẩn xác và ghép lại theo cảm hứng ruộng bậc thang. Ảnh: Nguyễn Minh Tú
Bên cạnh các kiến trúc Phật giáo, đỉnh núi Bà Đen còn là điểm đến giàu trải nghiệm văn hóa tâm linh. Trong đó, lễ dâng đăng diễn ra vào các buổi tối thứ Bảy là nghi lễ mang dấu ấn đặc trưng riêng. Du khách sẽ được nhận đèn đăng miễn phí và tự tay viết lời nguyện ước lên đăng, hoà vào biển người thực hành các nghi thức truyền, dâng và thả đăng bên dòng nước trên quảng trường. Ảnh: Việt Kiên
Bên cạnh các kiến trúc Phật giáo, đỉnh núi Bà Đen còn là điểm đến giàu trải nghiệm văn hóa tâm linh. Trong đó, lễ dâng đăng diễn ra vào các buổi tối thứ Bảy là nghi lễ mang dấu ấn đặc trưng riêng. Du khách sẽ được nhận đèn đăng miễn phí và tự tay viết lời nguyện ước lên đăng, hoà vào biển người thực hành các nghi thức truyền, dâng và thả đăng bên dòng nước trên quảng trường. Ảnh: Việt Kiên
Làng nổi Tân Lập (Long An)
Cách TP HCM khoảng 100 km, làng nổi Tân Lập là điểm đến hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp sông nước đặc trưng của miền ĐBSCL.
Sở hữu tên gọi làng nổi bởi trước kia khu đất rộng khoảng 135 ha này quanh năm ngập nước, người dân phải dựng nhà, lán trên các gò cao để khỏi ngập. Nước dâng đến đâu, nhà nổi đến đó. Hiện làng nổi Tân Lập được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và không còn cư dân sinh sống tại đây.
Mùa nước nổi từ tháng 8 đến 12 là thời điểm đẹp nhất trong năm để du khách đến đây, với những cánh đồng hoa sen, hoa súng hoà cùng màu xanh mướt của rừng tràm. Các trải nghiệm nên thử khi đến đây là ngồi xuồng máy xuyên rừng tràm, chèo xuồng ba lá ngắm đồng ruộng ngập nước, đạp xe xuyên rừng… Ảnh: Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Long An
Làng nổi Tân Lập (Long An)
Cách TP HCM khoảng 100 km, làng nổi Tân Lập là điểm đến hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp sông nước đặc trưng của miền ĐBSCL.
Sở hữu tên gọi làng nổi bởi trước kia khu đất rộng khoảng 135 ha này quanh năm ngập nước, người dân phải dựng nhà, lán trên các gò cao để khỏi ngập. Nước dâng đến đâu, nhà nổi đến đó. Hiện làng nổi Tân Lập được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và không còn cư dân sinh sống tại đây.
Mùa nước nổi từ tháng 8 đến 12 là thời điểm đẹp nhất trong năm để du khách đến đây, với những cánh đồng hoa sen, hoa súng hoà cùng màu xanh mướt của rừng tràm. Các trải nghiệm nên thử khi đến đây là ngồi xuồng máy xuyên rừng tràm, chèo xuồng ba lá ngắm đồng ruộng ngập nước, đạp xe xuyên rừng… Ảnh: Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Long An
Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi cách trung tâm TP HCM khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, là điểm đến được nhiều du khách quan tâm bởi câu chuyện lịch sử đi vào huyền thoại của quân và dân Việt Nam.
Địa đạo là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến suốt 30 năm, làm nên kỳ quan có một không hai. 250 km đường hầm ngoắt ngoéo trong lòng đất, tỏa rộng như mạng nhện khiến du khách có cảm giác bước vào ma trận. Từ “xương sống” của địa đạo toả ra nhiều nhánh dài ngắn khác nhau. Bên cạnh đó là rất nhiều công trình liên hoàn với địa đạo như: chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất giấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm…
Cùng với Dinh Độc Lập, Trung ương Cục Miền Nam (Tây Ninh), Nhà tù Phú Quốc (Kiên Giang)…, Địa đạo Củ Chi được xem là điểm đến không nên bỏ qua để hiểu thêm về lịch sử, sự kiên cường của người Việt Nam trong chiến tranh. Ảnh: Trần Quỳnh
Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi cách trung tâm TP HCM khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, là điểm đến được nhiều du khách quan tâm bởi câu chuyện lịch sử đi vào huyền thoại của quân và dân Việt Nam.
Địa đạo là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến suốt 30 năm, làm nên kỳ quan có một không hai. 250 km đường hầm ngoắt ngoéo trong lòng đất, tỏa rộng như mạng nhện khiến du khách có cảm giác bước vào ma trận. Từ “xương sống” của địa đạo toả ra nhiều nhánh dài ngắn khác nhau. Bên cạnh đó là rất nhiều công trình liên hoàn với địa đạo như: chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất giấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm…
Cùng với Dinh Độc Lập, Trung ương Cục Miền Nam (Tây Ninh), Nhà tù Phú Quốc (Kiên Giang)…, Địa đạo Củ Chi được xem là điểm đến không nên bỏ qua để hiểu thêm về lịch sử, sự kiên cường của người Việt Nam trong chiến tranh. Ảnh: Trần Quỳnh
Thanh Thư