Cải trang thành công ty tư vấn việc làm, kẻ lừa đảo ép người tìm việc đóng phí “dịch vụ” cao ngất ngưởng mới được nhận cơ hội công việc tốt.
Khi những người tìm việc trẻ nộp đơn vào các công ty tư vấn, họ mới bàng hoàng nhận ra sẽ phải đóng phí “dịch vụ” cao ngất ngưởng. Ảnh: SCMP. |
Vì quá cần tìm việc làm, ngày càng nhiều người trẻ Trung Quốc trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến, hứa hẹn công việc ổn định để đổi lấy khoản phí khổng lồ.
Theo báo cáo của hãng truyền thông Trung Quốc Sina Tech vào tháng 2, các chiêu trò lừa tiền bất hợp pháp đang tràn lan trên các trang tuyển dụng và nền tảng mạng xã hội như Xiaohongshu.
Những kẻ lừa đảo thường cải trang thành các công ty tư vấn việc làm và đăng thông tin chi tiết về các cơ hội việc làm được trả lương cao, thậm chí là ở các doanh nghiệp nhà nước.
Khi những người tìm việc trẻ nộp đơn vào các công ty này, họ mới ngỡ ngàng nhận ra sẽ phải đóng phí “dịch vụ”. Mức phí khác nhau tùy thuộc vào công việc được quảng cáo và loại hình công ty, theo SCMP.
Đơn cử như bài đăng về một công ty tư nhân lớn có thể đòi trả phí 10.000 nhân dân tệ (1.400 USD), trong khi một bài đăng tại một doanh nghiệp nhà nước có thể lên tới 200.000 nhân dân tệ (28.000 USD). Nếu một vị trí tại công ty nhà nước đi kèm với “bian zhi”, mức phí tăng kịch trần 450.000 nhân dân tệ (63.300 USD).
Bian zhi có nghĩa là một sự nghiệp ổn định với các phúc lợi hào phóng như trợ cấp nhà ở, lương hưu tốt, ít việc và quan trọng nhất là rất ít nguy cơ thất nghiệp.
Tình trạng thất nghiệp tăng cao đã khiến loại hình lừa đảo này thành công. Ảnh: SCMP. |
Bên dưới một bài đăng Xiaohongshu của công ty tư vấn có trụ sở tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, hàng chục người bình luận đã yêu cầu thông tin chi tiết. Một số người hỏi về khoản phí.
Sức hấp dẫn của các bài đăng việc làm như vậy là điều dễ hiểu khi giới trẻ Trung Quốc ngày càng cạnh tranh về việc làm, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp cao. Tỷ lệ thất nghiệp của người từ 16-24 tuổi, không bao gồm sinh viên, là 14,9% tính đến tháng 12/2023. Thông tin được công bố sau khi Cục Thống kê Trung Quốc đình chỉ công bố dữ liệu này trong 5 tháng. Tháng 6/2023, dữ liệu gần nhất trước khi tạm dừng, con số này là 21,3%.
Số người đăng ký thi tuyển vào ngành công chức nhà nước năm 2024, được coi là một trong những nơi làm việc ổn định nhất Trung Quốc, đạt mức kỷ lục 2,83 triệu, nhiều hơn 330.000 đơn so với năm trước.
Công ty ở tỉnh Cát Lâm quảng cáo mức lương hàng tháng của công việc này là từ 5.000-8.000 nhân dân tệ (1.125 USD), cao hơn một chút so với mức trung bình của người dân Bắc Kinh.
Công ty nói họ có thể giúp ứng cử viên vượt qua vòng đầu tiên – bài kiểm tra viết. Họ còn hứa hẹn ứng viên sẽ đi thẳng vào 2 – vòng phỏng vấn và sẽ dễ dàng vượt qua. Tuy nhiên, hợp đồng mà họ yêu cầu người tìm việc ký lại cho thấy đó chỉ là một trò lừa đảo.
Công ty yêu cầu ứng cử viên phải trả toàn bộ phí 48h trước cuộc phỏng vấn. Kèm theo đó là tuyên bố từ chối trách nhiệm rằng họ “không đưa ra bất kỳ lời hứa nào về kết quả của các cuộc phỏng vấn”.
Nói với Sina Tech, luật sư của Công ty Luật Jingsh Bắc Kinh, Meng Bo cho biết hợp đồng này không hợp lệ vì vi phạm pháp luật. Đây cũng là bằng chứng cho thấy các công ty thừa nhận đã phạm tội lừa đảo bằng cách bán việc làm.
Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội
Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.