Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y tía tô là một loại dược liệu tên là tô diệp (tử tô hoặc tô ngạnh), nó có mùi thơm, vị cay, tính ấm, tác dụng giải độc, trị cảm mạo, hạ sốt, trị nhức đầu, ho, hen suyễn.
Trong thời điểm chuyển mùa dễ ốm vặt, các gia đình thường nấu một nồi nước tía tô để giúp gia đình nâng cao sức đề kháng. Lá tía tô có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm cao, không những có tác dụng giảm đau khớp mà còn phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Trong tinh dầu của tía tô chứa Alpha linolenat, đây là một axit omega-3 thiết yếu, có lợi cho việc tăng cường sức khỏe, giúp giảm cân.
Lá tía tô có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm cao.
Lá tía tô có chứa flavonoid, chất này giúp làm dịu các dấu hiệu khó chịu ở dạ dày. Điều này bao gồm đầy hơi, buồn nôn… Tinh chất trong lá tía tô cũng giúp giảm viêm trong dạ dày, do đó cải thiện tiêu hóa và giảm tác động của chứng khó tiêu.
Đặc biệt, tinh dầu trong lá tía tô cũng có tác dụng giảm viêm trong dạ dày, cải thiện tiêu hóa, giảm khó tiêu, tốt cho đường ruột.
Phụ nữ uống nước lá tía tô còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, ngừa mụn, làm đẹp da.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y tía tô là một loại dược liệu tên là tô diệp (tử tô hoặc tô ngạnh), nó có mùi thơm, vị cay, tính ấm, tác dụng giải độc, trị cảm mạo, hạ số, trị nhức đầu, ho, hen suyễn.
Tía tô có thể sử dụng để nấu cháo, nấu canh. Ngoài ra, bạn có thể đun nước tía tô để uống hàng ngày, giúp tăng cường sức khỏe.
Các tác dụng của nước tía tô đã được chứng minh bằng khoa học hiện đại lẫn y học cổ truyền, tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải ghi nhớ một vài lưu ý khi uống chúng hàng ngày.
3 đối tượng không nên uống nước lá tía tô
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) cho biết, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh tuyệt đối không nên uống nước tía tô vì có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và em bé.
Ngoài ra, người dị ứng với tía tô cẩn trọng khi tiêu thụ thực phẩm này để không gây ra các dấu hiệu khó chịu như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, da bị nóng rát, châm chích,…
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước tía tô
Lương y Sáng cho biết, thời điểm tốt nhất để uống nước tía tô là trước 3 bữa chính khoảng 10-30 phút. Đây là thời điểm cơ thể hấp thụ khoáng chất trong tía tô tốt nhất, đồng thời giúp thúc đẩy mỡ thừa, giảm cân, làm sáng da.
Thời điểm tốt nhất để uống nước tía tô là trước 3 bữa chính khoảng 10-30 phút.
Nước tía tô tốt nhưng chuyên gia cảnh báo không nên uống thay nước lọc. Càng không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài có thể khiến bạn bị cao huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô mỗi ngày, chia nhỏ từng lần uống.
Cách đun lá tía tô để giúp giữ lại nhiều dinh dưỡng
Để đun nước lá tía tô uống hàng ngày, bạn có thể ngâm lá tía tô với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Sau đó đun sôi nước rồi cho lá tía tô vào. Sau 2 phút tắt bếp, để nguội. Cuối cùng cho thêm 3 lát chanh vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống dần.
Hoặc, bạn cũng có thể đun lá tía tô như sau để chữa cảm lạnh: Lấy 3 lát gừng, 1 vỏ quả quýt cạo rửa sạch, 1 nắm lá tía tô tươi. Cho vào nồi nước, đun sôi, uống nóng và đắp chăn ấm.
Cách giải cảm bằng lá tía tô: 1 nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành, 3 lát gừng. Thái nhỏ các nguyên liệu rồi cho vào bát, đập 1 quả trứng gà rồi múc cháo hoa. Trộn đều ăn nóng.