Nếu bạn hoặc người thân đang gặp những dấu hiệu dưới đây, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Theo tờ Baptisthealth, teo não là tình trạng mất các tế bào não, được gọi là tế bào thần kinh và các khớp thần kinh. Sự mất mát tế bào này dẫn đến sự co rút của não và tùy thuộc vào mức độ của nó, sẽ làm suy giảm khả năng nhận thức đến mức nào.
Teo não có thể xảy ra tự nhiên ở tất cả mọi người. Nhưng quá trình mất tế bào có thể tăng nhanh do nhiều nguyên nhân, bao gồm chấn thương, nhiễm trùng và các tình trạng y tế như mất trí nhớ, đột quỵ, bệnh Huntington. Một số trường hợp đôi khi dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng.
Nghiên cứu cho thấy, các bệnh về não nói chung ảnh hưởng đến 1/6 người Mỹ, và teo não là một trong những tình trạng phổ biến nhất. Hiện, không có cách chữa trị việc mất tế bào não nhưng có các phương pháp điều trị để giảm hoặc kiểm soát các triệu chứng. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp những dấu hiệu dưới đây, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Khi não bắt đầu “teo” lại, cơ thể có thể có 4 dấu hiệu nhắc nhở
Theo các bác sĩ tại Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), teo não xảy ra với nhiều tình trạng khác nhau và các triệu chứng có thể khác nhau bao gồm:
1. Mất ngôn ngữ
Cụ thể là khó nói, khó viết. Không có khả năng hiểu nghĩa của từ.
2. Sa sút trí tuệ
Người bệnh sẽ thường xuyên thấy ảo giác, có vấn đề về trí nhớ. Tâm trạng và tính cách thay đổi.
3. Co giật
Cảm nhận thấy vị đắng hoặc vị kim loại trong miệng. Thường xuyên bị co giật. Mất ý thức.
4. Giảm chất lượng giấc ngủ, chóng mặt và nhức đầu
Khi hiện tượng teo não xảy ra, chất lượng giấc ngủ của người bệnh sẽ giảm sút. Triệu chứng chóng mặt, đau đầu cũng có thể xảy ra thường xuyên.
Đặc biệt, bệnh teo não có thể trở nên nguy hiểm và gây đột quỵ. Nếu những triệu chứng dưới đây xuất hiện dày đặc thì bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức: Khó khăn trong việc giữ thăng bằng; khó nhìn ở 1 hoặc cả 2 mắt; không thể hiểu những gì người đối diện nói; không thể đi lại; tê hoặc yếu ở cánh tay, mặt hoặc chân; chóng mặt nghiêm trọng; nhức đầu dữ dội; rối loạn ngôn ngữ…
Ai có nguy cơ mắc bệnh teo não?
Một số yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh teo não, chẳng hạn như:
– Tuổi cao.
– Tiền sử gia đình mắc các rối loạn di truyền, chẳng hạn như bệnh Huntington.
– Tiền sử gia đình bị rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.
– Chấn thương đầu hoặc não.
– Uống nhiều rượu.
– Nghiện thuốc lá.
Điều trị teo não thế nào?
Hiện nay, chưa có cách nào để điều trị dứt điểm cho bệnh teo não vì nó có thể là dấu hiệu của một hoặc nhiều bệnh. Thay vào đó, các bác sĩ có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng bao gồm cho người bệnh dùng thuốc. Tập các bài vật lý trị liệu. Ngôn ngữ trị liệu. Phẫu thuật, trong một số trường hợp.
Những việc cần làm để ngăn ngừa chứng teo não
– Ăn một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, ít cholesterol, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải.
– Đặt mục tiêu tập thể dục hàng ngày.
– Ngủ đủ giấc.
– Kiểm soát huyết áp cao, cholesterol cao và lượng đường trong máu.
– Bỏ hút thuốc. Giảm sử dụng rượu.
Nguồn: Aboluowang, Baptisthealth; Clevelandclinic