Nếu con quá nhút nhát, e dè, cha mẹ có thể khắc phục bằng 3 cách đơn giản sau

Cha mẹ không cần quá lo lắng và không nên trách cứ con mình.

TIN MỚI

Cha mẹ nào cũng mong con lớn lên mạnh mẽ, dũng cảm, có thể đương đầu với khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những đứa trẻ mạnh mẽ thì cũng có những đứa trẻ nhút nhát, e dè. Tính cách này khiến các em gặp nhiều khó khăn khi ra ngoài xã hội.

Những nguyên nhân chính dẫn đến tính rụt rè của trẻ thường bao gồm:

1. Nhận thức hạn chế

Còn nhỏ, chưa hiểu biết toàn diện về cuộc sống là một trong những nguyên nhân khiến các em rụt rè, sợ hãi. Ví dụ, một đứa trẻ chưa từng nghe thấy tiếng sấm thì tất nhiên sẽ giật mình thức dậy nếu bất ngờ tiếng sấm vang lên giữa đêm. Hoặc khi xem cảnh chiến đấu với quái vật trong phim ảnh, trẻ cảm thấy có một con quái vật ở góc nhà nên sẽ sợ hãi.

Những cậu bé nhút nhát khi lớn lên nguyên nhân phần lớn là do cha mẹ: Thay đổi bằng 3 cách sau - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

2. Phương pháp giáo dục sai lầm của cha mẹ

Đối với một số trẻ không vâng lời, nhiều bậc cha mẹ thích sử dụng phương pháp giáo dục đe doạ. Họ mong muốn nâng cao lòng dũng cảm của con. Ví dụ, cha mẹ có thể dọa con bằng những câu như: “Hãy ngoan ngoãn nếu không con sẽ bị hổ ăn thịt”, “Đi ngủ nhanh kẻo quái vật sẽ bắt con đi”,… Trong thời gian ngắn, phương pháp này có thể khiến trẻ sợ hãi và nghe lời. Nhưng về lâu dài lại ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, khiến trẻ trở nên rụt rè, sống nội tâm.

Bên cạnh đó, nhiều bố mẹ quá bao bọc con, không cho con thử thách, va chạm với cuộc sống bên ngoài. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc con thiếu tự tin.

Làm sao để con trở nên dạn dĩ hơn?

Nếu con nhút nhát, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều, bởi thực tế và nghiên cứu đã chứng minh rằng: Không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa thành tích trong tương lai của trẻ và lòng dũng cảm của chúng khi còn nhỏ. Điều quan trọng là khám phá tài năng và sở thích của con, không ngừng làm giàu kiến thức và dần dần xây dựng sự tự tin cho bản thân.

Cha mẹ không nên quá bao bọc hay chỉ trích, coi thường con, thay vào đó, có thể thử những phương pháp sau:

1. Thiết lập môi trường an toàn cho trẻ khám phá

Nhiều đứa trẻ có bản tính thích phiêu lưu nhưng cha mẹ luôn ngăn cản con khám phá vì sợ con bị tổn thương. Cha mẹ có thể đặt tất cả những vật dụng nguy hiểm ở nhà như kéo, dao làm bếp, ổ cắm điện,… ngoài tầm với để tạo khu vực an toàn cho con. Sự tự do khám phá và tâm trạng thoải mái đương nhiên sẽ khiến con trở nên sôi nổi và năng động, lạc quan.

2. Mang lại cho con cảm giác an toàn

Một số người lo lắng con bám mẹ nên khi đi làm hoặc có việc gì đó luôn lẻn đi. Trẻ nhỏ chưa hiểu được nên một khi không nhìn thấy mẹ sẽ buồn bã và nghĩ rằng mẹ sẽ không bao giờ xuất hiện nữa. Từ đó, trẻ trở nên rụt rè, sợ hãi. Vì vậy, khi cần ra ngoài có việc gì đó, đừng bao giờ lén lút mà phải nói với con: “Mẹ đi ra ngoài một lát, sẽ về ngay”.

3. Cho con chơi với bạn cùng lứa

Chúng ta có thể mời một vài trẻ đến nhà chơi, hoặc đưa con đến nhà bạn bè thân thiết. Trẻ cùng tuổi có thể chơi với nhau nhiều hơn, có nhiều ngôn ngữ chung hơn. Trong môi trường này trẻ sẽ trở nên vui vẻ, dạn dĩ, tự mình nâng cao các kỹ năng của bản thân. 

Tuyệt đối không bao giờ “dán nhãn” trẻ là người nhút nhát. Những sự phán xét hay áp đặt của bố mẹ có tác động rất lớn đối với con trẻ, thậm chí gây ảnh hưởng lên cả cuộc đời chúng về sau. Nếu bố mẹ cho rằng con nhút nhát, con sẽ tin đó là sự thật và sẽ không có động lực để cố gắng khắc phục.

Ngoài ra, nếu phụ huynh là những người sống hòa đồng và cư xử thân thiện với mọi người xung quanh, con cái sẽ học tập được điều đó. Còn bố mẹ có tính hay lo âu sẽ khiến cho trẻ cảm thấy thế giới này là một nơi đáng sợ và trở nên rụt rè hơn. Bố mẹ cần đảm bảo con mình được chăm sóc và vây quanh bởi những người sống tích cực, để trẻ tiếp nhận và học hỏi thái độ sống đó từ từ.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin