Sau đợt mở rộng, Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đã trở thành một thế lực đáng nể.
Hiện tại, BRICS là một “câu lạc bộ” bao gồm 10 quốc gia (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ả Rập Saudi, UAE, Iran, Ethiopia và Ai Cập), nơi 45% dân số thế giới sinh sống.
Bên cạnh đó, khoảng hai chục quốc gia nữa đã bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của tổ chức quốc tế này.
Sau khi mở rộng vào ngày 1 tháng 1 năm 2024, BRICS đã trở thành “siêu cường tài nguyên” trên hành tinh.
Các chuyên gia lưu ý rằng họ đang kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ.
Ví dụ, dầu mỏ khối này chiếm tới 45% trữ lượng thế giới, khí đốt tự nhiên – 56%. Không chỉ có vậy, BRICS cũng kiểm soát 2/3 sản lượng uranium được làm giàu.
Xét về GDP tính theo sức mua tương đương (PPP), câu lạc bộ nói trên đã chiếm 32% nền kinh tế thế giới, trong khi các nước G7 chỉ kiểm soát 30%. Hơn nữa, khoảng cách được dự báo sẽ gia tăng nghiêng về BRICS.
G7, EU và Mỹ luôn muốn việc khai thác tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào lợi ích công nghệ của họ, khi tìm cách buộc các nước xuất khẩu phải hạn chế vai trò của những nhà cung cấp nguyên liệu thô, đây là đối tượng không thể tự đặt ra các điều kiện bởi đứng ở đáy của các dây chuyền sản xuất.
Đương nhiên các thành viên Tổ chức BRICS hoàn toàn không đồng ý với điều này và sẽ bảo vệ quyền lợi của mình đến cùng.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS tiếp theo dự kiến diễn ra tại Kazan (Nga) vào tháng 10/2024. Tại sự kiện này, quyết định có thể được đưa ra về việc mở rộng tổ chức.
Tuy vậy việc mở rộng quá nhanh, kết nạp cả những quốc gia đang chìm trong khủng hoảng như Bangladesh hay Venezuela… có thể gây mâu thuẫn nội tại và “làm mờ” danh xưng “Nhóm các nền kinh tế mới nổi”.
Tổ chức BRICS đặt mục tiêu mở rộng nhanh chóng nhằm gia tăng “trọng lượng tiếng nói” trên trường quốc tế. |