Nhiều người chủ quan cho rằng khoai là món ăn an toàn và có thể ăn bao nhiêu tùy thích. Tuy nhiên đây là một quan niệm hoàn toàn sai.
Người tiểu đường có nên ăn khoai lang hay không? Chủ đề này đã tạo ra những cuộc thảo luận sôi nổi trên internet. Có nhiều lý do khác nhau để đưa ra nhận định này.
Khoai lang là loại thực phẩm không còn quá xa lạ với hầu hết tất cả mọi người. Chúng ta có thể chế biến nhiều món ăn từ khoai như chiên, hấp, nướng… Khoai lang cũng là thực phẩm giảm cân “thần thánh” đối với những người muốn có thân hình đẹp…
Đối với nhiều người, khoai lang là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vì chúng rất giàu chất xơ, dễ tiêu hóa, ít chất béo. Ăn khoai lang không chỉ có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Không những vậy, ăn khoai lang còn có cảm giác no lâu hơn.
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ TRONG KHOAI LANG
100 gam gạo và mì trắng có hàm lượng đường là 75% và calo là 350 kcal. Trong khi đó 100 gam khoai lang có hàm lượng đường là 27,7% và calo là 99-119 kcal.
Nói cách khác, hàm lượng đường và calo trong khoai lang tương đương 1/3 so với gạo và mì trắng. Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản phát hiện ra rằng mức insulin trong máu của chuột béo phì do tiểu đường giảm lần lượt là 28% và 60% sau khi ăn khoai lang trắng trong 4 tuần và 6 tuần.
Hình minh họa. Ảnh: Everyday health
Bên cạnh đó, họ còn phát hiện ra rằng khoai lang có thể ức chế việc tăng đường huyết. Ăn khoai lang cũng có thể làm giảm mức độ chất béo trung tính và axit béo tự do ở chuột mắc bệnh tiểu đường.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khoai lang vỏ trắng có tác dụng chống tiểu đường ở mức độ nhất định. Một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện bởi Đại học Vienna, Áo cho thấy sau khi uống chiết xuất khoai lang, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã cải thiện độ nhạy insulin và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
ĂN KHOAI LANG SAI CÁCH ẢNH HƯỞNG ĐƯỜNG HUYẾT
Khoai lang tuy tốt nhưng nếu ăn sai cách cũng có thể mang lại nhiều rủi ro, đặc biệt đối với người bị tiểu đường. Một loại thực phẩm có phù hợp với người bệnh tiểu đường hay không phụ thuộc vào chỉ số đường huyết của loại thực phẩm và số lượng mà chúng ta nạp vào cơ thể.
Ăn quá nhiều khoai lang không những không làm giảm lượng đường trong máu mà còn dễ khiến đường huyết của người bệnh tăng cao, do trong đó có tinh bột và đường.
Ngoài ra, cách chế biến cũng ảnh hưởng đến món ăn. Nếu nấu theo những cách chiên rán thì ngoài tinh bột và đường, khoai lang còn có thêm dầu mỡ. Điều này vô tình khiến món ăn thậm chí còn nguy hiểm hơn đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Vì vậy, các chuyên ra đưa ra kết luận rằng bệnh nhân tiểu đường có thể ăn khoai lang. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý ăn uống phù hợp có thể giúp kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe. Tùy vào tình trạng của mỗi người, số lượng khẩu phần trong bữa ăn sẽ được điều chỉnh để không vượt ngưỡng cho phép. Đồng thời, mọi người cũng cần chú ý đến cách nấu, nên hấp và nướng khoai lang, cố gắng không ăn đồ chiên, rán.
NGUYÊN TẮC ĂN KIÊNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1. Chuẩn bị tinh thần
Trong giai đoạn đầu của liệu pháp ăn kiêng, bệnh nhân đái tháo đường và người nhà có thể sẽ gặp phải một số khó khăn. Do đó ngay từ đâu, mọi người nên chuẩn bị tâm lý để tránh gặp phải các áp lực khi phải thay đổi chế độ ăn.
Hình minh họa. Ảnh: Eat This
2. Kiểm soát hợp lý lượng thức ăn
Trong trường hợp bình thường, bệnh nhân nên ăn 250-500 gam tinh bột (gạo, mì, ngô, kê, kiều mạch… mỗi ngày, tùy thuộc vào cường độ lao động mỗi ngày. Thực phẩm giàu chất bột đường như khoai lang, khoai tây, khoai mỡ, ngó sen, bún, phở… cũng nên ăn lượng vừa phải.
Thức ăn chủ yếu nên được thay đổi để có thể đa dạng hóa các chất dinh dưỡng. Người bệnh cần chú ý đến các bữa ăn và sự thay đổi đường huyết, đường nước tiểu để tình trạng bệnh được ổn định. Bân cạnh đó, việc theo dõi cũng giúp điều chỉnh kịp thời chế độ ăn uống phù hợp.
3. Sắp xếp tỷ lệ thức ăn hợp lý
Kiểm soát khẩu phần ăn không có nghĩa là ăn càng ít càng tốt. Vì nếu cơ thể bị đói trong thời gian dài sẽ không có đủ calo, dẫn đến cơ thể tự tiêu hao năng lượng, không những gây sụt cân, sức đề kháng suy yếu mà còn làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường.
Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, sắp xếp hợp lý tỷ lệ tổng lượng calo, chất đạm, chất béo và chất bột đường hàng ngày phù hợp, đồng thời xây dựng cho mình một chế độ ăn lý tưởng.
4. Ăn uống hợp lý
Người bệnh tiểu đường nên duy trì lượng bữa ăn vào một giờ nhất định hàng ngày, cố gắng không ăn vặt, bỏ thuốc lá, tránh rượu bia.
5. Hạn chế tối đa cholesterol
Người trung niên, cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường và bệnh nhân mạch vành, tăng lipid máu phải hạn chế nghiêm ngặt lượng cholesterol trong khẩu phần ăn. Mỡ động vật và nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol. Do đó, khi chọn món ăn và cách chế biến cũng cần thận trọng.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng không nên ăn quá hai quả trứng mỗi ngày.
Theo Toutiao, 163
Chương trình tọa đàm trực tuyến “CHUYỆN KHÓ CÓ BÁC SĨ” sẽ được tổ chức hằng tuần nhằm cung cấp thông tin sức khỏe tới độc giả. Chủ đề tuần này sẽ là: “Tiểu đường – Ăn uống thế nào để sống bình thường?”
Độc giả có bất kỳ câu hỏi nào hãy gửi ngay cho chúng tôi để được chuyên gia giải đáp trong chương trình.
Chương trình có sự tham gia của Bs Dương Thị Phượng, Khoa Dinh dưỡng & Tiết Chế – BV Đại học Y Hà Nội. Chương trình sẽ được phát sóng lúc 20:00 thứ 6, ngày 3/12/2021, fanpage CAFEF và website CAFEF.VN.
Kính mời độc giả gửi câu hỏi cho chuyên gia.