Nếu bạn đã ăn uống đẩy đủ nhưng vẫn cảm thấy thèm ăn thường xuyên, dưới đây là những nguyên nhân cần lưu ý.
Đói khi ăn ít hoặc bỏ bữa là bình thường, vì đó là cách cơ thể báo với não rằng dạ dày đang trống rỗng. Nếu bạn ăn uống đúng giờ và duy trì đầy đủ dinh dưỡng cũng như năng lượng trong cơ thể nhưng vẫn cảm thấy đói thường xuyên, rất có thể nguyên nhân là từ những căn bệnh sau đây.
1. Cường giáp
Cường giáp là một hội chứng, do nhiều bệnh gây ra như bướu cổ, viêm tuyến giáp… Khi tuyến giáp của cơ thể sản xuất quá nhiều thyroxine sẽ khiến chức năng trao đổi chất hoạt động mạnh, làm tăng tính hưng phấn của hệ thần kinh, tiêu hóa và tuần hoàn. Điều này làm tăng cảm giác đói. Do đó, ngay cả một chế độ ăn đầy đủ cũng có thể khiến tốc độ tiêu hóa diễn ra nhanh hơn bình thường và khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy đói.
Khi tuyến giáp của cơ thể sản xuất quá nhiều thyroxine sẽ khiến chức năng trao đổi chất hoạt động mạnh, làm tăng tính hưng phấn của hệ thần kinh, tiêu hóa và tuần hoàn. Điều này làm tăng cảm giác đói. Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên, người mắc hội chứng này dù ăn nhiều cũng sẽ bị sụt cân do cơ thể tiêu hao, đi cầu nhiều, các chất dinh dưỡng không được hấp thụ thuận lợi. Ngoài ra, người bệnh còn có thể có các biểu hiện như thiếu máu, hồi hộp, run tay, dễ xúc động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
2. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hoá được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao. Người bệnh sẽ cảm thấy thường xuyên bị khô miệng dẫn đến lượng nước tiêu thụ và số lần đi tiểu tăng lên.
Người bị tiểu đường cũng dễ cảm thấy đói vì glucose từ máu không thể xâm nhập vào tế bào, cơ thể không thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Sự thiếu hụt năng lượng này gây ra sự gia tăng cảm giác đói, thèm ăn.
3. Gan nhiễm mỡ
Một trong những biểu hiện sớm của gan nhiễm mỡ là lúc nào cũng cảm thấy đói hoặc thèm ăn ngọt. Ảnh minh hoạ
Một trong những biểu hiện sớm của gan nhiễm mỡ là lúc nào cũng cảm thấy đói hoặc thèm ăn ngọt. Đó là do sau khi lượng axit béo tích tụ quá nhiều trong gan sẽ làm giảm khả năng dự trữ glycogen của gan, sau khi một lượng lớn glycogen trong cơ thể bị tiêu thụ thì bụng sẽ cảm thấy đói thường xuyên.
4. Bệnh đường tiêu hóa
Người gặp các vấn đề về đường tiêu hóa sẽ xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, một số ít bệnh nhân còn có cảm giác đói do dịch vị tiết ra nhiều dẫn đến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn. Tình trạng này cũng có thể đi kèm với các triệu chứng như trào ngược axit, ợ chua, hôi miệng và táo bón .
5. Hạ đường huyết
Nếu thấy cơ thể thường xuyên cảm thấy đói đi kèm các triệu chứng khó chịu khác thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời nếu xác định được nguyên nhân. Ngoài ra, mọi người cũng nên hình thành thói quen ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đúng giờ để cơ thể khoẻ mạnh và nâng cao khả năng miễn dịch. Ảnh minh hoạ
Ở giai đoạn đầu, người bị hạ đường huyết có thể dễ cảm thấy đói, kèm theo các triệu chứng như cơ thể yếu, run tay. Do lượng đường trong máu thấp hơn bình thường, não sẽ bắt đầu phát tín hiệu rằng cơ thể cần nhiên liệu nên lượng tiêu thụ của cơ thể con người sẽ tăng lên rất nhiều, trường hợp này cần bổ sung đường kịp thời cho cơ thể.
Tóm lại, nếu thấy cơ thể thường xuyên cảm thấy đói đi kèm các triệu chứng khó chịu khác thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời nếu xác định được nguyên nhân. Ngoài ra, mọi người cũng nên hình thành thói quen ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đúng giờ để cơ thể khoẻ mạnh và nâng cao khả năng miễn dịch.
(Theo toutiao)