Kiểm soát đường huyết không ngờ lại dễ đến thế: Bác sĩ chỉ ra 3 KHÔNG ĂN, 2 KHÔNG LÀM mà ai cũng có thể áp dụng

Tiểu đường đang dần trở nên phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi. Nếu không chú ý trong sinh hoạt, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh này.

TIN MỚI

Tiểu đường là một căn bệnh rất phổ biến. Theo thống kê liên quan có hơn 100 triệu người ở Trung Quốc mắc bệnh này. Hiện nay, tiểu đường cũng là một trong những loại bệnh có tỷ lệ mắc đứng hàng đầu trên thế giới.

Tiểu đường dù không phải bệnh truyền nhiễm nhưng biến chứng của nó thì vô cùng nguy hiểm. Bệnh tiểu đường không dễ phát hiện sớm, bởi các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Điều này khiến nhiều người người không phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng.

Mỗi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc đo đường huyết thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay, mọi người thường bận rộn và không quan tâm nhiều tới những phương pháp này. Muốn phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả thì cần chú ý kiểm soát lượng đường huyết ở mức trung bình (từ 3,9-6,1 mmol/lít). Nếu vượt quá con số này thì bạn cần hết sức lưu ý.

Vậy làm sao để chúng ta có thể kiểm soát lượng đường trong máu? Sau đây là những quy tắc vàng – 3 không ăn, 2 không làm, dù hết sức đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, có thể giúp bạn đảm bảo lượng đường huyết được ổn định.

3 KHÔNG ĂN

1. Không ăn quá nhiều trong một bữa

Đối với những người kông kiểm soát được khẩu phần ăn hợp lý, họ thường lo lắng đường huyết tăng cao nên không dám ăn gì. Đến bữa sau, họ lại ăn no vì đói, gây ra tình trạng ăn quá nhiều. Thói quen lặp đi lặp lại như vậy sẽ dẫn đến sự dao động của lượng đường trong máu.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát chế độ ăn quá khắt khe cũng có thể dẫn đến cơ thể thiếu dinh dưỡng từ đó tác động đến lượng đường trong máu.

Kiểm soát đường huyết không ngờ lại dễ đến thế: Bác sĩ chỉ ra 3 KHÔNG ĂN, 2 KHÔNG LÀM mà ai cũng có thể áp dụng - Ảnh 1.

Ăn quá no là nguyên nhân gây mất kiểm soát đường huyết. Hình ảnh: Internet

Một số người thường có thói quen ăn quá no khi ăn. Thói quen này thật sự có hại cho sức khỏe. Nó không chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày vì phải tiêu hóa một lượng thức ăn lớn, mà còn gây dư thừa năng lượng cho cơ thể. 

Ngoài ra, ăn quá no còn có thể gây béo phì, giảm tiết insulin, tăng đường huyết.

2. Không ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo

Nhiều loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như đồ chiên rán, thịt mỡ, nội tạng động vật, các sản phẩm từ bơ… 

Nếu ăn quá nhiều những thực phẩm này, cơ thể sẽ dư thừa chất béo. Những chất béo này đều là những chất khó tiêu, lâu ngày sẽ tích tụ ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, gây ra chứng béo phì.

Khi chất béo đi vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa khoảng 10% thành đường. Bên cạnh đó, chất béo còn được biết đến là làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra béo phì.

Béo phì chính là nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu, vì những người béo phì dễ bị kháng insulin và dễ tăng đường huyết.

3. Không tiêu thụ thực phẩm nhiều đường

Những món ăn nhiều đường thường rất ngon và đẹp mắt như bánh ngọt, kẹo, đường …. Tuy nhiên nếu bạn ăn nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh và có thể gây béo phì. 

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn khoảng 25%. Trên thực tế, ngay cả khi chỉ uống một loại đồ uống có đường mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ lên đến 13%.

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cả trực tiếp và gián tiếp. Hơn nữa, các nghiên cứu trên động vật cho thấy ăn nhiều đường có thể làm gián đoạn tín hiệu của leptin, một loại hormone thúc đẩy cảm giác no, dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân. 

Lượng đường trong cơ thể quá cao sẽ làm quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể bị trì trệ. Bệnh tiểu đường cũng từ đây mà đến.

2 KHÔNG LÀM

Kiểm soát đường huyết không ngờ lại dễ đến thế: Bác sĩ chỉ ra 3 KHÔNG ĂN, 2 KHÔNG LÀM mà ai cũng có thể áp dụng - Ảnh 2.

1. Không thức khuya

Ngày nay, rất nhiều người có thói quen thức khuya vì bận rộn với công việc hoặc chỉ đơn giản là ngồi lướt điện thoại. Lối sống này không chỉ làm giảm sức đề kháng và khả năng tập trung mà còn ức chế quá trình bài tiết các loại hormone trong cơ thể. 

Thiếu ngủ lâu ngày sẽ phá hủy đồng hồ sinh học của cơ thể và giảm độ nhạy cảm với insulin. Điều này gây ra hàng loạt các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể như glucose, protein, mỡ, nước và điện giải, cuối cùng dẫn đến tăng đường huyết. 

Điều này ảnh hưởng đến nồng độ insulin trong cơ thể, làm tăng nguy cơ kháng insulin, từ đó gây ra tiểu đường.

2. Không ăn lúc nửa đêm

Vào buổi đêm, khả năng trao đổi chất của cơ thể giảm đi rất nhiều, vì thời gian này vốn là lúc để cơ thể nghỉ ngơi. Nếu bạn ăn vào nửa đêm cơ thể sẽ không kịp tiêu thụ thức ăn. Các chất bị dồn ứ dẫn đến chứng béo phì. Béo phì sẽ lại ảnh hưởng tới lượng đường huyết trong cơ thể.

Tóm lại, nếu bạn muốn kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể, bạn cần xây dựng thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Thói quen sống lành mạnh bao gồm đi ngủ và thức dậy sớm, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên. 

Thói quen dinh dưỡng tốt bao gồm ăn đều đặn ba bữa một ngày, ăn ít thức ăn giàu chất béo và thức ăn nhiều đường, ăn nhiều rau và trái cây tươi, tránh ăn quá no và không ăn vặt lúc nửa đêm.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần kiểm tra, theo dõi đường huyết định kỳ. Ngay khi phát hiện chỉ số đường huyết bất thường cần tới gặp bác sĩ và điều trị kịp thời. 

Bệnh tiểu đường có thể dự phòng được. Vì vậy, bạn hãy luôn ghi nhớ những nguyên tắc vàng phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Theo 163, Healthyeating, Healthline

Kiểm soát đường huyết không ngờ lại dễ đến thế: Bác sĩ chỉ ra 3 KHÔNG ĂN, 2 KHÔNG LÀM mà ai cũng có thể áp dụng - Ảnh 3.


Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin