Vi khuẩn Salmonella hay ở trong thực phẩm nào và chúng nguy hại ra sao

Vi khuẩn Salmonella có thể gây tổn thương niêm mạc ruột, có thể gây thủng ruột, gây nhiễm độc toàn thân, trường hợp nặng có thể bị viêm cơ tim, viêm não dẫn đến tử vong.

TIN MỚI

Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm khiến hàng loạt học sinh ở trường Ischool tại Nha Trang phải nhập viện, tối 21/11, Sở Y tế Khánh Hòa cho biết kết quả phân lập nuôi cấy mẫu phân ghi nhận tác nhân gây ngộ độc, một trẻ tử vong là vi khuẩn Salmonella.

Nhiều người thắc mắc không biết vi khuẩn Salmonella là gì? Thực tế, vi khuẩn Salmonella, còn được gọi là vi khuẩn thương hàn, là một loại vi trùng có thể gây chứng bệnh ở đường tiêu hóa của người (còn được gọi là bệnh nhiễm Salmonella).

Vi khuẩn thương hàn có thể gây tổn thương niêm mạc ruột, có thể gây thủng ruột, gây nhiễm độc toàn thân, trường hợp nặng có thể bị viêm cơ tim, viêm não dẫn đến tử vong.

Thực phẩm không phải là con đường duy nhất mà Salmonella lây sang người. Vi khuẩn cũng có thể lây lan qua nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường…

Vi khuẩn Salmonella có thể tồn tại trong nước từ 2 đến 3 tuần, ở trong phân từ 2 đến 3 tháng, bị tiêu diệt ở 100 độ C trong vòng từ 5 phút và có thể bị diệt bởi chất sát khuẩn thông thường. Người bệnh có thể lây cho người khác ngay thời kì ủ bệnh hoặc người khỏi bệnh mang vi khuẩn sau khi hết các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 2-20% người vệnh vẫn có thể thải vi khuẩn ra ngoài môi trường từ 2-3 tháng sau khi hết các triệu chứng lâm sàng. Có một số người bị nhiễm khuẩn mà không có bất cứ triệu chứng nào nhưng vẫn có thể lây bệnh cho người khác.

Vi khuẩn Salmonella hay ở trong thực phẩm nào và chúng nguy hại ra sao - Ảnh 1.

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn thương hàn thường bắt đầu từ 12-72 giờ sau khi phơi nhiễm với vi khuẩn. Điển hình là:

– Tiêu chảy.

– Sốt cao liên tục trên 39 độ.

– Có máu trong phân.

– Đau bụng sôi bụng và chướng bụng.

– Trường hợp nặng người nhiễm vi khuẩn Salmonella có biểu hiện tay run, đờ đẫn, li bì, mê sảng, hôn mê.

Thịt gà – Thực phẩm dễ chứa vi khuẩn Salmonella bậc nhất

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết: Bạn có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella từ nhiều loại thực phẩm bao gồm thịt gà, gà tây, thịt bò, thịt lợn, trứng, trái cây, rau mầm… Thậm chí cả thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như bơ hạt, bánh nướng đông lạnh.

Vi khuẩn Salmonella hay ở trong thực phẩm nào và chúng nguy hại ra sao - Ảnh 2.

Tuy nhiên, thịt gà là thực phẩm dễ chứa Salmonella hơn cả. Theo CDC, cứ 25 gói thịt gà thì có khoảng 1 gói tại cửa hàng tạp hóa bị nhiễm loại vi khuẩn này.

Hầu hết những con gia cầm sống đều chứa vi khuẩn Campylobacter, Salmonella, Clostridium perfringens…

Chúng ta có thể bị bệnh từ thịt gà chưa được nấu chín kỹ. Hoặc có thể bị bệnh nếu nước rã đông thịt gà rò rỉ trong tủ lạnh, sau đó dính lên những gì chúng ta ăn sống.

Các chuyên gia của CDC khuyên rằng:

– Tốt nhất bạn không nên rửa thịt gia cầm trước khi chế biến, bởi khi rửa thịt có thể làm lây lan vi khuẩn sang các thực phẩm, dụng cụ và bề mặt khác… Trong trường hợp bắt buộc, bạn nên đảm bảo việc vệ sinh dụng cụ nhà bếp như bồn rửa, rổ, dao, thớt và vòi nước bằng xà phòng sau khi sơ chế gia cầm để ngăn vi khuẩn lây lan.

– Cần đảm bảo nấu kỹ thịt gia cầm.

Vi khuẩn Salmonella hay ở trong thực phẩm nào và chúng nguy hại ra sao - Ảnh 3.

– Các loại thịt gia cầm ăn thừa nên được làm lạnh ở 40 độ F (4,4 độ C) hoặc lạnh hơn trong vòng 2 giờ sau bữa ăn. Đối với những miếng thịt lớn, chẳng hạn như thịt quay hoặc cả con gà, bạn nên chia chúng thành những phần nhỏ để đảm bảo việc bảo quản và ngăn vi khuẩn phát triển tốt hơn.

Nhóm người dễ chuyển biến nặng khi bị nhiễm khuẩn Salmonella?

Một số người có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn Salmonella nghiêm trọng hơn. Những người này bao gồm trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do một số tình trạng bệnh lý (chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh gan hoặc thận và ung thư) hoặc do các phương pháp điều trị của họ.

Vi khuẩn Salmonella hay ở trong thực phẩm nào và chúng nguy hại ra sao - Ảnh 4.

Khi sốt cao hơn 38 độ; tiêu chảy 3 ngày không cải thiện; phân có máu; nôn kéo dài khiến bạn có dấu hiệu mất nước (khô miệng, chóng mặt)… thì bạn nên đến cơ sở y tế để được khám chữa.

Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Salmonella

– Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, sau thay tã cho trẻ hoặc sau khi chạm vào động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.

– Nấu chín kỹ tất cả các loại thực phẩm (thịt bò, lợn, gà, vịt…).

– Không ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín.

– Chỉ uống sữa tiệt trùng.

– Rửa thớt và kệ bếp dùng để chế biến thịt hoặc gia cầm ngay sau khi sử dụng để tránh lây nhiễm chéo sang các loại thực phẩm khác.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin