Người bị tiểu đường uống sữa có nguy hại không? Viện sĩ 65 tuổi khuyên: Muốn ổn định đường huyết thì nên ăn ít 2 thứ và làm tốt 2 điều

Dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường. Do đó, mỗi người cần nằm lòng những món nên và không nên ăn để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

TIN MỚI

Người bệnh tiểu đường muốn kiểm soát được lượng đường trong máu thì trước hết phải kiểm soát được chế độ ăn uống của mình. Mỗi người cần nằm lòng những thực phẩm nào không được ăn, thực phẩm nào nên hạn chế, ăn bao nhiêu và không ăn bao nhiêu.

Bệnh nhân tiểu đường có nên uống sữa không?

Dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường là chủ đề cũ nhưng chưa bao giờ “hết hot”. Cho đến nay, vẫn còn nhiều loại thực phẩm gây tranh cãi. Trong đó có một vấn đề được quan tâm hơn cả đó là bệnh nhân đái tháo đường không nên uống sữa.

Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhưng liệu sữa có an toàn đối với người bị tiểu đường hay không? Dưới đây là những điều bạn cần biết.

Với bệnh tiểu đường loại 1, tuyến tụy tạo ra ít hoặc không có insulin. Đó là một rối loạn tự miễn dịch thường xuất hiện đột ngột khi còn trẻ. Chỉ có khoảng 5,2% người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 1. Khi mắc bệnh loại 1, chúng ta phải bù đắp lượng carbohydrate (đường, tinh bột và chất xơ mà cơ thể sử dụng để tạo năng lượng) bằng cách tiêm insulin vào mỗi bữa ăn.

Với bệnh tiểu đường loại 2, tuyến tụy có thể không tạo đủ insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng chúng. Điều này gây ra tình trạng đường huyết mất ổn định.

Sữa đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày vì nó là nguồn cung cấp canxi và nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể. Tuy nhiên bên cạnh đó, nó cũng có thể chứa nhiều chất béo và tinh bột, gây rủi ro cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Một cốc sữa nguyên kem có 152 calo, 7 gam chất béo‌ 12 gam carbohydrate‌. Trong khi đó một cốc sữa tách béo có: 84 calo, ít hơn 1 gam chất béo 12 gam carbohydrate‌.

Hầu hết chất béo trong sữa là loại không tốt cho sức khỏe. Nếu có thể, mọi người nên chọn sữa ít béo hoặc không có chất béo để vẫn có thể bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng khác mà không làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết nói chung.

Ngoài ra, những người mắc đái tháo đường có thể tìm đến các sản phẩm thay thế cho sữa bò trong trường hợp không dung nạp lactose hoặc dị ứng với sữa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa hạt hoặc sữa dành riêng cho người tiểu đường. Cần lưu ý rằng trước khi sử dụng một loại thực phẩm nào đó, bệnh nhân và người nhà nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để được tư vấn đầy đủ.

Muốn đường huyết ổn định thì ăn ít 2 loại thực phẩm

Viện sĩ Đồng Tiểu Lâm, 65 tuổi, là một trong những chuyên gia hàng đầu về bệnh tiểu đường. Ông đã có hơn 40 năm kinh nghiệm về bệnh đái tháo đường và là người đi tiên phong trong việc điều trị các biến chứng cũng như các vấn đề liên quan đến căn bệnh này. Theo ý kiến ​​của viện sĩ Đồng, bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý hạn chế 2 món ăn sau đây.

1. Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate

Những loại thực phẩm nhiều carb chủ yếu làm từ ngũ cốc mịn như gạo trắng, mì trắng, bánh hấp… vì chúng dễ tiêu hóa, và hàm lượng carbohydrate cũng rất cao. Vì vậy những món ăn nhiều carbohydrate dễ khiến chỉ số đường huyết tăng cao và gây mất kiểm soát.

Trên thực tế, chúng ta có thể sử dụng ngũ cốc thô để sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Phương pháp thay thế này không chỉ giúp giảm lượng carbohydrate mà còn mang lại cảm giác no lâu và còn có lợi trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời, các loại ngũ cốc này cũng giúp cắt giảm lượng thức nạp vào cơ thể mỗi ngày.

2. Thực phẩm giàu chất béo

Nhiều năm về trước, món thịt kho chỉ xuất hiện trong bữa ăn gia đình vào những dịp quan trọng như lễ tết. Nhưng ngày nay đời sống con người ngày càng được cải thiện, các món thịt đã trở thành một phần không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày.

Các món ăn chế biến từ thịt cũng được biến tấu để hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, trong khi chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao thì sức khỏe cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Nếu thường xuyên ăn thức ăn nhiều chất béo như thịt mỡ, nội tạng… có thể gây ra hiện tượng máu dính, tích mỡ.

Đây là nguyên nhân tạo ra huyết khối, điều này không chỉ đe dọa đến sức khỏe mạch máu mà còn không có lợi cho sự ổn định của đường huyết. Vì vậy, những người có lượng đường trong máu cao nên ăn ít thực phẩm giàu chất béo.

Người bị tiểu đường uống sữa có nguy hại không? Viện sĩ 65 tuổi khuyên: Muốn ổn định đường huyết thì nên ăn ít 2 thứ và làm tốt 2 điều - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Làm tốt 2 việc để sống khỏe mạnh hơn

1. Tập thể dục điều độ

Nhiều người cho rằng tập thể dục càng nhiều thì càng tốt. Tuy nhiên trên thực tế, người có đường huyết cao không nên tập thể dục cường độ mạnh mà cần vận động vừa sức.

Bệnh nhân đái tháo đường có thể cân nhắc các bài tập chẳng hạn như Thái Cực Quyền hay chạy bộ, tùy theo thể trạng cá nhân mà lựa chọn bài tập phù hợp nhất. Việc vận động vừa phải hàng ngày mang lại nhiều lợi ích khác nhau trong đó có đốt cháy lượng mỡ thừa và calo cũng như ổn định lượng đường trong máu.

2. Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả

Người bị đường huyết cao nên ăn nhiều rau quả tươi vào các ngày trong tuần. Lý do là bởi những người này không được ăn đồ quá nhiều chất bột đường, cũng không được ăn đồ chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều muối. Vì vậy, trái cây tươi và rau quả trở thành sự lựa chọn hàng đầu.

Người có đường huyết cao có thể ăn nhiều hơn các loại rau quả như cà chua bi, cà rốt, mướp, cải thảo, cần tây, cà tím… Đây là những món ăn không chỉ giàu vitamin và dưỡng chất mà còn giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Theo 163, WebMD

Tiểu đường phải kiêng hoàn toàn tinh bột, đường, sữa là ĐÚNG hay SAI: Đặt ngay câu hỏi cho chuyên gia ĐH Y để biết về Tiểu đường – Ăn uống thế nào để sống bình thường? - Ảnh 2.

Chương trình tọa đàm trực tuyến “CHUYỆN KHÓ CÓ BÁC SĨ” sẽ được tổ chức hằng tuần nhằm cung cấp thông tin sức khỏe tới độc giả. Chủ đề tuần này sẽ là: “Tiểu đường – Ăn uống thế nào để sống bình thường?” Độc giả có bất kỳ câu hỏi nào hãy gửi ngay cho chúng tôi để được chuyên gia giải đáp trong chương trình.

Chương trình có sự tham gia của Bs Dương Thị Phượng, Khoa Dinh dưỡng & Tiết Chế – BV Đại học Y Hà Nội.

Chương trình sẽ được phát sóng lúc 20:00 thứ 6, ngày 3/12/2021, fanpage CAFEF và website CAFEF.VN. Kính mời độc giả gửi câu hỏi cho chuyên gia TẠI ĐÂY.

Người bị tiểu đường uống sữa có nguy hại không? Viện sĩ 65 tuổi khuyên: Muốn ổn định đường huyết thì nên ăn ít 2 thứ và làm tốt 2 điều - Ảnh 5.
Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin