Mặc dù cảm giác kiến bò đôi khi là tê ngứa ở lòng bàn chân thường lành tính, nhưng đôi khi đây lại là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý mãn tính nếu cảm giác này kéo dài và ngày một nghiêm trọng hơn.
Cảm giác kiến bò, tê ran ở bàn chân là một cảm giác hoặc triệu chứng được mô tả khi có sự hoạt độngbấtthường của các dây thần kinh trong cơ thể. Không chỉ bàn chân, cảm giác kiến bò cũng có thể xuất hiện ở tay hoặc một số bộ phận khác tùy thuộc vào dây thần kinh liên quan.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây cảm giác kiến bò ở bàn chân và cách đối phó.
1. Cảm giác kiến bò lòng bàn chân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới cảm giác kiến bò ở bàn chân, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến và ít phổ biến:
1.1. Bệnh lý mãn tính
Các tình trạng mãn tính có thể gây cảm giác tê như kiến bò ở bàn chân bao gồm:
– Bệnh tiểu đường và biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên, chiếm khoảng 30% số trường hợp có cảm giác kiến bò ở chân. Trong biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường thì triệu chứng kiến bò thường phát triển đầu tiên ở cả 2 bàn chân và lan lên chân, sau đó là tới tay và hai cánh tay.
Khoảng 2/3 số người mắc bệnh tiểu đường bị tổn thương thần kinh từ nhẹ đến nặng. Trong nhiều trường hợp, những triệu chứng này là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường. Trong 30% trường hợp bệnh thần kinh ngoại biên khác, nguyên nhân thường không rõ hoặc “vô căn”.
– Bệnh đa xơ cứng
Bệnh đa xơ cứng là một bệnh về hệ thần kinh trung ương khiến hệ miễn dịch tấn công lớp vỏ bảo vệ trên dây thần kinh. Điều này khiến tổn thương thần kinh xảy ra và gián đoạn tín hiệu giao tiếp giữa não và cơ thể.
Cảm giác kiến bò hoặc tê ở cơ thể, mặt và tứ chi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đa xơ cứng.
– Bệnh suy giáp
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp của bạn hoạt động kém và không thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp cho các hoạt động của cơ thể. Các triệu chứng của bệnh suy giáp có vẻ nhẹ, nên nếu không được điều trị có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Trong các biến chứng đó thì biến chứng bệnhthầnkinh ngoại biên gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên dẫn tới cảm giác kiến bò, tê ở bàn chân.
– Hội chứng ống cổ chân
Hội chứng ống cổ chân có thể gây đau, cảm giác kiến bò têrầnhoặc nóng rát ở mắt cá chân, gót chân hoặc bàn chân. Tình trạng này xảy ra do dây thần kinh chạy dọc bên trong mắt cá chân và bàn chân bị chèn ép.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng bệnh mà hội chứng ống cổ chân sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau. Thường người bệnh sẽ được khuyến khích nghỉ ngơi, dùng thuốc chống viêm, đeo nẹp chỉnh hình để điều chỉnh vị trí của bàn chân. Các phương pháp điều trị hội chứng ống cổ chân khác bao gồm vật lý trị liệu, tiêm corticosteroid để giảm đau hoặc giảm viêm.
– Suy thận
Suy thận có thể gây cảm giác kiến bò ở bàn chân. Nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận là bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Triệu chứng kiến bò ở bàn chân do suy thận bao gồm đau và tê ngứa ở bàn chân, chuột rút và co giật cơ hoặc yếu cơ.
Điều trị suy thận bao gồm lọc máu và ghép thận. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ bị giảm nhiều.
– Bệnh teo cơ mác (Charcot-Marie-Tooth)
Bệnh Charcot- Marie- Tooth hay còn gọi là bệnh teo cơ mác là bệnh lý rối loạn thần kinh ngoại biên do di truyền khiến cơ ở chân, bàn tay, bàn chân teo lại, yếu cơ, co thắt, yếu dần và giảm vận độngmấtcảm giác.
Cảm giác tê ngứa kiến bò và nóng rát ở tay và chân là triệu chứng của bệnh teo cơ mác. Ngoài ra các triệu chứng khác bao gồm dáng đi khó khăn, dễ vấp ngã, gặp khó khăn đi chạy; khó nângthả mặtchân trước; dị tật bàn chân thường bao gồm vòm bàn chân cao hoặc ngón chân hình búa; tiêu cơ bàn chân và chân;…
– Bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch hiểu sai và tự tấn công cơ thể. Một số bệnh tự miễn có thể gây cảm giác như kiến bò ở bàn chân như bệnh lupus, hội chứngSjogren, hội chứng Guilain – Barre, bệnh celiac, viêm khớp dạng thấp,…
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh là gì sẽ có các biện pháp điều trị phù hợp. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về triệu chứng, tiền sử bệnh và tiền sử gia đình cùng một số chỉ định xét nghiệm máu.
– Rối loạn sử dụng rượu và bệnh thần kinh do rượu
Uống quá nhiều rượu có thể gây ra bệnh thần kinh do rượu, dẫn tới các tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Theo Healthline, người ta ước tính rằng 46.3% những người thường xuyên lạm dụng rượu/nghiện rượu sẽ mắc các bệnh dây thần kinh ngoại biên.
Đó là cảm giác tê ngứa như kiến bò ở bàn chân, bàn tay và kéo dài từ vài tháng tới vài năm. Các triệu chứng khác của bệnh thần kinh do rượu bao gồm đau đớn, tê liệt, yếu cơ và chuột rút, các vấn đề hệ tiêu hóa, buồn nôn và nôn mửa, thần kinh không kiểm soát,…
1.2. Các nguyên nhân khác
Một số tình trạng sức khỏe ngắn hạn cũng có thể gây ra cảm giác kiến bò râm ran ở bàn chân
– Thai kỳ
Không có gì đáng ngạc nhiên nếu bạn bị ngứa râm ran ở bàn chân khi mang thai. Cảm giác kiến bò này xuất hiện khi thai nhi phát triển tăng áp lực lên dây thần kinh xung quanh và chạy dài xuống chân. Để giảm cảm giác này bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, uống đủ nước.
Nếu tình trạng kiến bò ở bàn chân trở nên trầm trọng hơn, không giảm hoặc kèm theo các biểu hiện khác như yếu cơ hoặc sưng tấy chân hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ.
– Thiếu vitamin
Không nhận đủ một số loại vitamin, đặc biệt là vitamin B từ chế độ ăn có thể gây cảm giác kiến bò ở bàn chân. Ngoài nguyên nhân do chế độ ăn uống không đầy đủ thì một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn cũng có thể gây thiếu hụt vitamin.
Vitamin B12 là một trong những vitamin có liên quan tới bệnh thần kinh ngoại biên. Dấu hiệu thiếu vitamin B12 bao gồm mệt mỏi; hụt hơi; chóng mặt; cảm giác kiến bò và lạnh ở tay, chân; đau nhức đầu; đau ngực; các vấn đề tiêu hóa; buồn nôn; gan to,…
– Tác dụng phụ của thuốc
Một số tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư (hóa trị) và thuốc điều trị HIV/AIDS có thể gây ra cảm giác ngứa như kiến bò ở bàn chân.
– Chèn ép dây thần kinh
Dây thần kinh ở lưng bị chèn ép có thể gây cảm giác kiến bò ở bàn chân. Nguyên nhân khiến dây thần kinh bị chèn ép có thể là do chấn thương hoặc viêm sưng. Ngoài triệu chứng này thì bạn có thể có biểu hiện khác như đau đớn, thay đổi cảm giác ở bàn chân, giảm phạm vi chuyển động.
Điều trị tình trạng dây thần kinh bị chèn ép có thể là nghỉ ngơi, dùng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật.
– Tiếp xúc với hóa chất độc hại
Một vài hóa chất độc hại như thạch tín, thủy ngân, thuốc trừ sâu,… có thể gây ngứa tê như kiến bò ở bàn chân kèm theo các triệu chứng khác như tê liệt, yếu cơ, đi lại khó khăn hoặc đau đớn.
Mặc dù có thể khó trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây cảm giác kiến bò ở bàn chân do tiếp xúc với hóa chất độc. Các bác sĩ cần kiểm tra bệnh sử, thông tin về môi trường làm việc và gia đình, chế độ ăn uống, xét nghiệm máu,.. để có thể kết luận.
– Tăng không khí
Tăng thông khí (tên tiếng Anh là Hyperventilation) là tình trạng mất cân bằng giữa việc hít và thở. Việc thở ra thường nhiều hơn so với việc hít vào gây giảm nhanh lượng (CO2) trong cơ thể. Sự sụt giảm loại khí này có thể khiến người bệnh cảm thấy choáng váng, nhịp tim nhanh, khó thở, khiến người bệnh thở nhanh và sâu hơn so với bình thường và thường ở trong trạng thái hoảng loạn khi phát bệnh.
Nồng độ CO2 trong cơ thể giảm cũng có thể gây ra cảm giác như kiến bò ở bàn chân hoặc bàn tay.
Bản chất chứng tăng không khí không phải là một căn bệnh mà là triệu chứng của cảm xúc căng thẳng hoặc các tình trạng sức khỏe bao gồm rối loạn lo âu, nhiễm trùng phổi, bệnh về phổi, bệnh tim, nhiễm toanxetontiểu đường,…
1.3. Nguyên nhân vô căn
Đôi khi cảm giác như kiến bò ở bàn chân vô căn thường gặp nhất ở những người trên 60 tuổi cùng các triệu chứng khác như đau đớn, tê liệt, đi lại không vững,..
Việc điều trị cần phải dựa theo triệu chứng bao gồm thuốc giảm đau, các biện pháp bảo vệ và giày chuyên dụng.
2. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Mặc dù đa phần cảm giác kiến bò ở bàn chân không phải quá nguy hiểm nhưng nếu cảm giác này kéo dài không biến mất, nghiêm trọng hơn hoặc kèm đau đớn và ảnh hưởng tới việc đi lại, di chuyển của bạn, thậm chí là mất cảm giác bàn chân.
Đặc biệt nếu cảm giác ngứa ran như kiến bò ở bàn chân kèm nhức đầu dữ dội, thay đổi gương mặt, yếu cơ đột ngột thì cần thăm khám ngay lập tức bởi đây có thể là dấu hiệu đột quỵ đetọatới tính mạng.